5. Hãy nhìn xuống dưới, đừng nhìn lên trên
Trong lĩnh vực đầu tư, có một quy luật bất di bất dịch và rất được đồng tình là rủi ro và lợi nhuận tỷ lệ thuận với nhau. Các nhà nghiên cứu đầu tư và các chuyên gia đều đồng ý rằng rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng nhiều và ngược lại. Nói tóm lại, không có chuyện ta thu được nhiều (lợi nhuận lớn) mà không mất gì cả (rủi ro cao). Nguyên tắc này cơ bản đến độ nó là nền tảng quyết định chiến lược đầu tư của cả giới học giả lẫn giới đầu tư chuyên nghiệp.
Dĩ nhiên, nếu cuộc thảo luận kết thúc ở đó, bạn có thể tiến hành ngay công việc với mức độ rủi ro như bạn muốn và nhận được những gì bạn đáng được hưởng. Trong một thế giới hoàn hảo, mối quan hệ rủi ro – lợi nhuận này có thể đúng. Nhưng rõ ràng, thứ bạn tìm kiếm là những cơ hội đầu tư, những cổ phiếu được định giá không đúng với giá trị thực của nó (chẳng hạn như những cổ phiếu hay các cơ hội đầu tư được các nhà nghiên cứu và những nhà đầu tư khác định giá quá sai lệch). Vì thế, bạn không nên áp dụng mối quan hệ bất di, bất dịch giữa rủi ro và lợi nhuận khi đầu tư chứng khoán.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mối quan hệ rủi ro – lợi nhuận không liên quan gì tới bạn. Thậm chí nó chính là khái niệm đầu tư quan trọng nhất. Vì thế, nên mới có chuyện lạ lùng là mỗi khi nghiên cứu về những rủi ro của một cổ phiếu bất kỳ, phần lớn các nhà nghiên cứu và đầu tư chuyên nghiệp đều dự đoán sai. Họ đoán sai vì cách họ tính tỷ lệ “rủi ro” trong phép tính rủi ro/lợi nhuận có quá nhiều sai lầm và quá lằng nhằng phức tạp. Theo quan niệm chung, rủi ro được định nghĩa là rủi ro lợi nhuận thất thường.
Trong giới chuyên môn, rủi ro được tính bằng chỉ số “beta” của một cổ phiếu – nghĩa là khả năng thay đổi giá của một cổ phiếu cụ thể nào đó so với toàn bộ thị trường. Trong thế giới hỗn loạn này, và thường nhầm giữa thay đổi lên và thay đổi xuống một cổ phiếu tăng giá mạnh sau một năm được coi là có độ rủi ro cao hơn so với một cổ phiếu giảm nhẹ trong cùng khoảng thời gian một năm.
Ngoài ra, việc lấy những biến động về giá trong quá khứ làm cơ sở đo độ rủi ro của một cổ phiếu có thể dẫn tới kết luận sai lầm về cổ phiếu đó. Trong cùng một quãng thời gian, một cổ phiếu sụt giá từ 30 xuống 10 được coi là rủi ro hơn một cổ phiếu sụt từ 12 xuống 10. Giờ đây, tuy cả hai cổ phiếu đều ở giá 10 đồng nhưng cổ phiếu nào sụt giá nhiều hơn (giảm giá nhiều nhất so với giá ban đầu) vẫn được coi là “rủi ro” hơn. Nhưng cũng có thể khả năng tiếp tục mất giá sẽ bị loại bỏ vì nó đã bị sụt giá nhiều lắm rồi. Sự thật là, ta không thể kết luận gì. Nhiều khi, ta chỉ dựa vào sự biến động giá của một cổ phiếu trong quá khứ.
Trên thực tế, mức biến động giá của cổ phiếu rõ ràng không thể là một dấu hiệu tốt cho biết tiềm năng lợi nhuận trong tương lai. Nó cũng không thể cho bạn biết một điều quan trọng hơn nhiều: Bạn sẽ mất bao nhiêu tiền?. Hãy cùng nhắc lại một lần nữa: Nó không thể cho bạn biết bạn sẽ mất bao nhiêu. Có phải khi nghĩ tới rủi ro, mọi người thường nghĩ đến nguy cơ thua lỗ không? So sánh nguy cơ thua lỗ trong một vụ đầu tư với tiềm năng lợi nhuận của nó là tất cả những gì bạn cần làm khi quyết định đầu tư.
Có lẽ, việc đánh giá lợi nhuận tiềm năng và nguy cơ thua lỗ của một chứng khoán cụ thể thường mang tính chủ quan. Vì thế, khi là một chuyên gia hay một học giả, sẽ dễ dàng hơn, nếu bạn sử dụng thuật ngữ biến động làm cụm từ thay thế cho rủi ro. Dù lý do khiến những người khác không đi những bước thường thấy của họ có là gì, nhiệm vụ của bạn vẫn là định lượng sự lên xuống, xê dịch của một cổ phiếu. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, và thường không mang lại kết quả chính xác.
Để giúp bạn đảm đương nhiệm vụ này, lại một lần nữa, chúng ta hãy xem xét ví dụ về bố mẹ vợ. Nếu họ tìm thấy một bức tranh có giá 5.000 đô la trong khi một bức tranh có giá trị tương đương của cùng họa sĩ đó vẽ vừa được bán đấu giá 10.000 đô la, ngay lập tức họ sẽ mua nó. Mức chênh lệch giữa 5.000 đô la giá bán của bức tranh và 10.000 đô la giá bán đấu giá chính là cái mà Benjamin Graham, cha đẻ của phân tích đầu tư chứng khoán, gọi là “biên độ an toàn”.
Nếu những tính toán của bố mẹ vợ tôi đúng, thì biên độ an toàn của họ lớn đến mức hầu như họ không thể thua lỗ trong các vụ buôn bán mới. Nếu họ tính toán sai – bức tranh này không có giá trị tương đương với bức tranh vừa được bán gần đây, cái giá 10.000 đô la kia là sự nhầm lẫn, hay thị trường tranh nghệ thuật sụp đổ trong khoảng thời gian từ lúc bức tranh kia bắt đầu bán tới lúc họ đi mua tranh – tổn thất của họ sẽ được giảm thiểu nhờ vào biên độ an toàn xác định lúc đầu.
Như vậy, để có được một vụ đầu tư với tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận tốt, bạn phải hạn chế tối đa số lỗ bằng cách chọn những cổ phiếu có biên độ an toàn lớn. Do rất khó dự đoán mức độ rủi ro, cho nên chúng ta hãy đánh giá yếu tố lợi nhuận. Nếu bạn không bị lỗ thì mọi cơ hội đầu tư đều tốt. Khái niệm cơ bản này nghe có vẻ đơn giản, nhưng sẽ rất khó khăn nếu phải quy chuẩn nó bằng một công thức toán học rắc rối. Song, rủi ro lại không nhiều…
Phần 1: https://vi.hoctc.com/chung-khoan/6-nguyen-tac-co-ban-dau-tu-co-phieu-1/
Phần 2: https://vi.hoctc.com/chung-khoan/6-nguyen-tac-co-ban-dau-tu-co-phieu-2/
Phần 3: https://vi.hoctc.com/chung-khoan/6-nguyen-tac-co-ban-dau-tu-co-phieu-3/