Bài toán huy động vốn cổ phiếu tập đoàn FMC

Mục lục

Views: 349

Tháng 2 năm 1986, FMC Corporation – một nhà thầu quốc phòng sản xuất hóa chất và máy móc – công bố kế hoạch huy động thêm vốn toàn diện. Nguyên nhân thúc đẩy FMC thực hiện kế hoạch này xuất phát từ mối lo ngại rằng công ty đang bị những kẻ săn đuổi đầy thù địch bám riết. Sau khi xem xét tất cả các khả năng, ban quản trị của FMC nhận định thực hiện kế hoạch huy động thêm vốn là cách tốt nhất để chống đỡ trước khả năng bị tiếp quản. Họ hy vọng việc huy động thêm vốn sẽ làm tăng giá cổ phiếu và tạo cho ban quản lý và nhân viên của công ty phần góp vốn lớn hơn trong doanh nghiệp sau này. Nếu như quá trình huy động thêm vốn thành công, những kẻ theo đuổi hiếu chiến sẽ bị chặn lại, các nhà quản lý và nhân viên của công ty sẽ giữ được quyền kiểm soát số phận của chính mình.

Theo kế hoạch, khi có trong tay các cổ phiếu của FMC, mỗi cổ đông sẽ nhận được một khoản chia tiền mặt là 70 đô la, bằng giá một cổ phiếu mới của công ty sau quá trình huy động thêm vốn. Thay vì trả tiền mặt, các cổ đông giữ vai trò quản lý và cổ đông bình thường sẽ được nhận thêm cổ phiếu mới của công ty sau khi huy động thêm vốn. Điều này nằm trong kế hoạch khuyến khích các nhân viên mua cổ phiếu của công ty. Vì vậy, thay vì nhận được 70 đô la tiền mặt, các cổ đông tham gia quản lý sẽ được nhận thêm gấp 4 ⅔ lần số cổ phiếu cũ. Như vậy các nhà quản lý sẽ nhận được 5 ⅔ tổng số cổ phiếu gốc sau tái cơ cấu trong mỗi cổ phiếu của FMC họ sở hữu trước khi huy động thêm vốn. Sau khi kế hoạch được hoàn tất, quyền sở hữu của cổ đông làm việc trong FMC sẽ tăng quyền nắm giữ của họ từ 19% lên 40% số cổ phiếu của công ty.

Lúc đầu, kế hoạch dường như diễn ra theo đúng hướng. Cổ phiếu của FMC từ 70 đô la trước khi những tin đồn tiếp quản bắt đầu lan rộng khắp công ty, đã tăng lên gần 85 đô la một cổ phiếu sau khi kế hoạch huy động thêm vốn được công bố. Điều này ám chỉ rằng thị trường đã đặt một giá trị có trị giá khoảng 15 đô la lên cổ phiếu gốc còn lại sau khi công ty phân phối 70 đô la cho những cổ đông bên ngoài. Tin đồn về sự tiếp quản công ty không hề làm giá cổ phiếu giảm, mà giá cổ phiếu còn tiếp tục leo lên đến giữa mức 90 đô la trong 6 tuần tiếp theo. Đầu tháng 4, một người không danh tiếng chuyên tiếp quản và đột kích các công ty, Ivan Boesky, công bố rằng ông ta đã mua một khối lượng cổ phiếu trị giá 7,5 % cổ phiếu còn lại của FMC. Ông ta thông báo, kế hoạch huy động thêm vốn đã quá hào phóng với những cổ đông quản lý của công ty và ông dự định sẽ phản đối kế hoạch khi cuộc biểu quyết của cổ đông diễn ra vào tháng tiếp theo.

Một phần để đáp lại sự phản đối của Boesky về kế hoạch, cũng như sự thay đổi chóng mặt của giá cổ phiếu, vài tuần sau đó, công ty công bố sửa đổi kế hoạch. Viện dẫn vào lý do “điều kiện kinh tế và thị trường hiện nay đang phản ánh tỷ lệ lãi suất giảm và sự tập trung của thị trường vào kế hoạch của công ty quá lớn”, FMC đã tăng số lượng tiền mặt phát hành cho cổ đông lên 80 đô la/một cổ phiếu. Mặc dù phải tăng thêm phí để chi trả cho những cổ đông bên ngoài công ty, nhưng con số cổ phiếu gốc mà những cổ đông là nhà quản lý và nhân viên trong công ty nhận được vẫn được giữ nguyên như đã đề xuất theo đúng kế hoạch. Một văn bản ủy nhiệm mô tả kế hoạch huy động thêm vốn đã được đệ trình lên Ủy ban Chứng khoán vào đầu tháng 5 năm 1986 với kế hoạch tiến hành tổ chức bỏ phiếu cổ đông vào tháng sau.

Do biết những cổ phiếu gốc có thể sinh ra một khoản lời rất lớn, nên tôi đã đọc các tài liệu ủy nhiệm với sự quan tâm đặc biệt. Điều thu hút sự chú ý của tôi là một phần nổi bật trong bản ủy quyền mang tên “Những điều khoản cụ thể”. Trong mục này, các nhà quản lý đưa ra tiên đoán chính xác nhất liên quan đến bản báo cáo doanh thu của FMC, chu kỳ tiền mặt, và những dự báo về mức thu chi tài chính sẽ trong vòng tám năm tiếp theo. Như tôi đã trình bày ở trước, tôi do dự khi cân nhắc bản dự án quản lý của công ty. Những dự án ở thời gian dài thì càng cần phải cân nhắc kỹ hơn. Tuy nhiên, tôi chú ý đến trường hợp này nhiều hơn so với các trường hợp khác.

Rốt cuộc, các nhà quản lý của công ty đã không nhận tiền mặt trong quá trình huy động thêm vốn, họ bỏ qua phần cổ tức 80 đô la tiền mặt để đổi lấy phần cổ phiếu lớn hơn trong công ty sau khi đã huy động thêm vốn. Không chỉ có thế, hơn lúc nào hết, các nhà quản lý của FMC có thể đang đặt cược tất cả tài sản và sự nghiệp của họ vào thành công của công ty trong giai đoạn tiếp theo. Theo kế hoạch, FMC hi vọng chỉ trong vòng ba năm sẽ thu được 3,75 đô la/một cổ phiếu, với chu kỳ tiền mặt tự do sau thuế vào khoảng 4,75 đô la/một cổ phiếu. Ở thời điểm đó, lợi nhuận trước thuế của công ty được lường trước là sẽ vượt quá mức chi phí lãi suất hàng năm của mình bằng tỉ xấp xỉ 2 ăn 1.

Ở bội số gần 10 lần chu kỳ tiền mặt tự do, cổ phiếu giá gốc có thể sẽ lên đến gần 50 đô la/một cổ phiếu. Với giá mua bán cổ phiếu FMC vào khoảng 97 đô la/một cổ phiếu (giả sử quá trình huy động thêm vốn sẽ thành công), điều này có nghĩa là tôi có thể mua cổ phiếu ở mức giá ban đầu chỉ 17 đô la (Giá cổ phiếu 97 đô la trừ đi khoản chia cổ tức 80 đô la tiền mặt). Nếu những dự án của FMC đi theo đúng hướng, đây sẽ là một món hời vô cùng lớn. Điều gì đã xảy ra? Khoảng một năm sau khi hoàn tất việc huy động thêm vốn, cổ phiếu của hãng tăng lên 40 đô la và gần chạm mức 60 đô la vài tháng trước khi phá sản vào tháng 10 năm 1987.

Tuy nhiên, như để chứng minh cho câu châm ngôn: Vốn vay là con dao hai lưỡi (nó vừa có thể mang lại những tiềm năng lớn, vừa có thể tạo ra những rủi ro chết người), cổ phiếu của công ty rơi xuống mức 25 đô la, trước khi ổn định ở mức 35 đô la. Điều gì đã xảy ra với tôi? Vài tháng sau khi công ty huy động thêm vốn, tôi đã bán cổ phần của FMC với giá 26 đô la. Có thể tôi không còn hứng thú với chất lượng kinh doanh của FMC và chỉ đi theo lời khuyên “bán những cổ phiếu tồi”, hoặc có thể tôi đã bước chân trái khi ra khỏi giường vào ngày quyết định bán cổ phiếu của FMC. Dù sao tôi cũng rất mừng khi không được tham gia vào “trò vui” đó.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin