Các nhà đầu tư mạo hiểm đặt cược chứng khoán thế nào

Mục lục

Views: 266

Các nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các công ty trước khi những công ty này chào bán cổ phếu. Tại một thời điểm, khi có khoảng 20 triệu đô la đầu tư mạo hiểm. Nhà đầu tư thông thường không dành quá nhiều vốn vào đầu tư mạo hiểm bởi vì đó là một công việc khó và nhiều rủi ro.

Ý tưởng cơ bản của đầu tư mạo hiểm là tìm ra một công ty tốt, tiềm năng, mua cổ phần của công ty đó với mức giá hấp dẫn, và sau đó giữ vĩnh viễn (hoặc ít nhất cho đến khi bạn có thể bán nó ở thời điểm phát hành lần đầu). Điều này nghe rất quen thuộc phải không? Hãy xem xét những ý tưởng cơ bản trong đầu tư mà Ben Graham dạy 70 năm trước đây, những ý tưởng này được vận dụng tốt cho mọi loại hình đầu tư, bao gồm cả đầu tư mạo hiểm.

Chúng ta đề cập vốn đầu tư mạo hiểm ở đây không phải vì để trở thành nhà đầu tư mạo hiểm. Mà mục đích là học được khía cạnh tích cực nhất của loại hình đầu tư mạo hiểm: Đặt cược trên trường đua.

Đầu tư mạo hiểm là đầu tư ở giai đoạn đầu khi bạn thực sự không thể chắc chắn việc đầu tư sẽ tiến triển như thế nào. Bạn không thể nhìn vào năm chỉ số quan trọng và xem xét sự nhất quán bởi vì chưa có những số liệu đó. Thậm chí công ty đó chưa bán bất cứ mặt hàng nào. Tệ hơn là đôi khi, những công ty này mới mẻ đến mức người ta chưa hình dung rõ về ngành nghề kinh doanh của họ. Do không biết kết quả hoạt động trong quá khứ, các đối tác đầu tư mạo hiểm của tôi đặt cược vào đội quản lý bằng mức họ dành cho kế hoạch kinh doanh. Đôi khi chúng ta nói về việc đặt cược trên trường đua bằng mức đặt cho con ngựa. Bạn cần phải xem xét điều này, vì khi bạn mua công ty là mua mọi thứ của công ty. Về mặt quản lý dài hạn, biết sự thật về tình trạng của công ty cũng quan trọng không kém chính bản thân công ty.

Một trong những lý do sở hữu một công ty đó là sự yêu thích và tin tưởng người quản lý ở đó. Điều này rất quan trọng khi đầu tư trong giai đoạn đầu, quan trọng đến nỗi các nhà đầu tư mạo hiểm nhất đặt lên đầu danh sách những yếu tố cần thiết một công ty cần có – một CEO họ tin tưởng và muốn được hợp tác. Nếu một công ty không có một CEO giỏi (rất nhiều công ty công nghệ ở giai đoạn đầu thành lập được điều hành bởi những nhà công nghệ không có kinh nghiệm điều hành một công ty trị giá 50 triệu đô-la), các nhà đầu tư mạo hiểm nắm giữ các quỹ cho đến khi tìm ra một CEO có đủ khả năng tham gia vào nhóm của họ. Các nhà đầu tư mạo hiểm không sẵn sàng đặt cược cho những nhà công nghệ lớn nhất trên thế giới nếu họ chưa tin rằng người đó có thể dẫn dắt công ty tới thành công.

Tác giả, nhà nghiên cứu kinh doanh Jim Collins cũng nghĩ như vậy. Trong cuốn Good to Great (Từ tốt đến vĩ đại). (New York: HarperCollins, 2001), Collins cho rằng những nhà lãnh đạo có khả năng làm cho công ty của họ trở nên vĩ đại (đem lại nhiều lợi nhuận cho người sở hữu) là những nhà lãnh đạo “Level Five” (cấp năm). Collins giải thích rằng, nhà lãnh đạo cấp năm là người xây dựng được cái tôi bản ngã, thoát khỏi bản thân anh ta và tiến đến một mục tiêu lớn hơn là xây dựng một công ty vĩ đại. Nhà lãnh đạo cấp năm phát triển toàn diện “xây dựng sự vĩ đại dài lâu nhờ kết hợp sự khiêm tốn cá nhân và một ý chí chuyên nghiệp”. Tôi sẽ giải thích cho bạn về tính cách tôi cho là tính cách quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo cấp 5. Đó là hai tính cách sau:

1. Hướng tới lợi ích của chủ sở hữu

2. Có định hướng

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin