Trung bình động giản đơn (SMA)
Trung bình động giản đơn (hoặc “số học”) được tính bằng cách cộng giá đóng cửa của chứng khoán trong một giai đoạn nhất định (ví dụ 12 ngày) sau đó chia cho số kỳ của giai đoạn. Kết quả tính được là giá trung bình của chứng khoán trong giai đoạn đó. Trung bình động giản đơn áp dụng trọng số bằng nhau cho giá hàng ngày.
Ví dụ, để tính trung bình động 21 ngày của giá đóng cửa, đầu tiên cộng giá đóng cửa của 21 ngày gần nhất. Tiếp theo, lấy số tổng này chia cho 21; đây là trung bình giá đóng cửa của 21 ngày vừa qua. Chúng ta vẽ giá trung bình này lên đồ thị. Vào ngày sau đó, chúng ta cũng tính tương tự: cộng giá đóng cửa 21 ngày gần nhất rồi chia cho 21 và vẽ kết quả trên đồ thị.
Công thức tính như sau:
Trong đó:
- n là số kỳ tính toán trung bình động
Bảng trên minh họa cách tính trung bình động giản đơn 5 ngày:
- Cột C là tổng của giá đóng cửa trong 5 ngày vừa qua.
- Cột D bằng Cột C chia cho 5. Đây là trung bình động giản đơn 5 ngày.
Cách tính trung bình động hàm số mũ (EMA)
Trung bình động hàm số mũ (hoặc trọng số theo hàm số mũ) được tính bằng cách cộng một tỷ lệ phần trăm của giá đóng cửa ngày tính toán vào một tỷ lệ phần trăm của giá trị trung bình động của ngày liền trước. Với trung bình động hàm số mũ, giá gần hơn thì có trọng số lớn hơn.
Ví dụ, để tính EMA 20%, trước tiên lấy giá đóng cửa ngày tính toán nhân với 20%, tiếp theo, lấy giá trị trung bình động của ngày liền trước nhân với 80%, sau đó cộng hai giá trị này với nhau. 80% được tính bằng cách lấy 100% trừ đi tỷ lệ phần trăm được sử dụng trong trung bình động, trong trường hợp này là 20% (tức là 0,80 = 1,0 – 0,20). Trong ví dụ này, chúng ta cộng 20% của giá đóng cửa ngày tính toán với 80% của giá trị trung bình động (tức là, trung bình động của ngày liền trước).
(Giá đóng cửa ngày tính toán * 0,20) + (trung bình động ngày liền trước *0,80)
Bởi vì hầu hết các nhà đầu tư cảm thấy thuận tiện khi sử dụng số kỳ thay vì tỷ lệ phần trăm, tỷ lệ phần trăm hàm số mũ có thể được tính từ số kỳ cụ thể bằng cách sử dụng công thức sau:
Tỷ lệ phần trăm hàm số mũ = 2/(số kỳ +1)
Ví dụ, với công thức trên, chúng ta có thể thấy rằng trung bình động hàm số mũ 9 ngày giống với trung bình động hàm số mũ 20%.
0,20 = 2/(9+1)
Chúng ta có thể sử dụng công thức sau để chuyển tỷ lệ phần trăm hàm số mũ sang số kỳ (chẳng hạn ngày)
Số kỳ = (2/tỷ lệ phần trăm hàm số mũ) – 1
Sử dụng công thức trên, chúng ta có thể thấy trung bình động hàm số mũ 20% giống với trung bình động hàm số mũ 9 kỳ:
9 kỳ = (2/0,20) – 1
Chúng ta không thể chuyển đổi chính xác tỷ lệ phần trăm hàm số mũ thành số kỳ không bị lẻ. Ví dụ như trong công thức sau, trung bình động hàm số mũ 15% tưuơng đương với 12,333… kỳ.
12,333… kỳ = (2/0,15) – 1
Một số chỉ báo sử dụng tỷ lệ phần trăm hàm số mũ thay vì số kỳ. Ví dụ, MACD được tính bằng cách sử dụng trung bình động hàm số mũ 15% và 7,5%. Mặc dù mọi người thường xuyên xem đường này là EMA 12 và 26 ngày, nhưng thật ra EMA 12,333 và 25,666 ngày.
Bảng trên minh họa các tính EMA 5 ngày.
- Vào ngày đầu tiên, giá trị của Cột E chính là giá đóng cửa (Cột B).
- Cột C bằng giá đóng cửa nhân với 33,333%. Sử dụng công thức ở trên, tỷ lệ 33,333% = 2(n+1) với n bằng 5, bởi vì đây là EMA 5 ngày.
- Cột D bằng giá trị của EMA (Cột E) ngày hôm trước nhân với 66,666%. Tỷ lệ 66,666% = 100% – 33,333%. Chú ý rằng không có gia trị “ngày trước” vào ngày đầu tiên, giá trị này không có sẵn vào ngày đầu tiên (cụ thể trong bảng là ngày 22/08/97).
- Cột E là tổng của Cột C và Cột D. (Ngày đầu tiên của cột E bằng với giá đóng cửa). Mặc dù đã có giá trị cho trung bình động bắt đầu vào ngày đầu tiên, EMA 5 ngày chỉ có giá trị từ ngày thứ 5 trở đi.
Cách tính trung bình động tam giác
Trung bình động tam giác lấy trọng số lớn ở khoảng giữa của chuỗi giá. Trung bình động tam giác thực sự là trung bình động giản đơn được hiệu chỉnh 2 lần (nghĩa là tính trung bình động cho trung bình động). Số kỳ sử dụng trong trung bình động giản đơn thay đổi tùy thuộc vào số kỳ tính toán là lẻ hay chẵn.
Để xác định số kỳ sử dụng trong hai trung bình động giản đơn, hãy thực hiện như sau:
- Cộng thêm 1 vào số kỳ tính trung bình động tam giác. Ví dụ, nếu chúng ta tính trung bình động tam giác 12 kỳ thì 12 cộng 1 là 13.
- Chia kết quả tính được ở bước 1 cho 2. Chẳng hạn, nếu kết quả của bước 1 là 13, lấy 13 chia 2 được 6.5.
- Nếu kết quả của bước 2 là số thập phân, làm tròn lên số nguyên gần nhất. Ví dụ, nếu kết quả ở bước 2 là 6,5 làm tròn thành 7. Đây là số kỳ mà chúng ta sử dụng trong 2 trung bình động giản đơn.
Bảng trên minh họa cách tính trung bình động tam giác 5 ngày.
- Sử dụng hướng dẫn trên, chúng ta có thể xác định được trung bình động tam giác 5 ngày chứa trung bình động giản đơn 3 ngày (tức 5+1 =6/2=3).
- Cột C là trung bình động giản đơn 3 ngày của giá đóng cửa và được tính bằng cách cộng giá đóng cửa 3 ngày vừa qua rồi chia cho 3.
- Cột D là trung bình động giản đơn 3 ngày của Cột C và được tính bằng cách cộng giá trị 3 ngày vừa qua của Cột C rồi chia cho 3. Đây là trung bình động tam giác.
Cách tính trung bình động biến số
Trung bình động biến số được Tushar Chande trình bày trên tạp chí Technical Analysis of Stocks and Commodities số ra tháng 3,1992 và sau đó trong cuốn The New Technical Trader. Chande đề cập đến nhiều biến thể của cách tính.
Trung bình đông biến số là EMA được điều chỉnh tự động tỷ lệ phần trăm hiệu chỉnh dựa vào biến động của chuỗi dữ liệu. Dữ liệu càng biến động thì trọng số áp dụng cho dữ liệu hiện tại càng lớn. Hầu hết các phương pháp tính trung bình động đều không thể phát huy hiệu quả trong cả thị trường đi ngang và thị trường có xu hướng. Trong giai đoạn thị trường đi ngang (giá dao động trong biên độ hẹp) các trung bình động ngắn hạn thường cho tín hiệu sai. Trong thị trường có xu hướng (khi giá tăng hoặc giảm trong một thời gian dài) các trung bình động dài hạn thường cho tín hiệu đảo chiều trễ. Bằng cách điều chỉnh tự động thông số hiệu chỉnh, trung bình động biến số có khả năng điều chỉnh độ nhạy để hoạt động tốt hơn trong cả hai dạng thị trường.
Trung bình động biến số được tính theo công thức sau:
((SM*VR) * Giá đóng cửa) + ((1-(SM*VR))* MA ngày liền trước)
Với:
- SM = The Scaling Multiplier
- VR – The Volatility Ratio
Những chỉ báo khác có thể được sử dụng để thay cho VR. Sử dụng giá trị tuyệt đối của Chande Momentum Oscillator 9 ngày chia cho 100. Hệ số này càng cao thì xu hướng thị trường càng mạnh, do đó tăng độ nhạy của trung bình động.
Chúng ta có thể xác định Scaling Multiplier theo công thức sau
SM = 2/(Số kỳ +1)
Cách tính trung bình động điều chỉnh theo khối lượng
Trung bình động điều chỉnh theo khối lượng do Dick Arms phát triển, kết hợp trọng số theo khối lượng giao dịch vào trung bình động. Việc tính toán trung bình động điều chỉnh theo khối lượng khá phức tạp nhưng lại dễ hiểu. Vì thế, các bước tính toán sẽ được giải thích mà không sử dụng bảng.
Tất cả các trung bình động (kể cả điều chỉnh theo khối lượng) sử dụng một số loại trọng số để tính “trung bình” các dữ liệu. Giống như tên gọi, khi tính trung bình điều chỉnh theo khối lượng, những ngày có khối lượng giao dịch càng nhiều thì có trọng số càng lớn.
Trung bình động điểu chỉnh theo khối lượng được tính như sau:
- Tính khối lượng giao dịch trung bình trong toàn bộ số kỳ tính toán (chú ý rằng điều này có nghĩa là giá trị chính xác của trung bình động sẽ khác nhau phụ thuộc vào số kỳ chúng ta chọn).
- Tính khối lượng hiệu chỉnh bằng cách nhan khối lượng trung bình với 0,67.
- Tính hệ số khối lượng của mỗi kỳ bằng cách chia khối lượng giao dịch thực tế của mỗi kỳ cho khối lượng hiệu chỉnh.
- Bắt đàu với kỳ gần nhất và tính lùi lại, nhân giá của mỗi kỳ với hệ số khối lượng của kỳ đó, và cộng dồn những kết quả này cho đến khi đạt đến khối lượng hiệu chỉnh. Chú ý rằng có thể chỉ một phần khối lượng của giai đoạn cuối được sử dụng.