Cách tính toán giá trị thực cổ phiếu

Mục lục

Views: 295

Cách tìm số liệu để tính toán giá trị thực của cổ phiếu:

1. EPS hiện hành

Chúng ta không phải làm bất cứ công việc tính toán phức tạp nào để tìm được EPS hiện hành vì nó được báo cáo trong hầu hết trang Web tài chính và dễ dàng lấy được.

Bạn sẽ nhận thấy giá trị này còn được gọi là “TTM EPS” (Trailing Twelve months Earning per share – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong 12 tháng gần nhất), được sắp xếp theo EPS 12 tháng gần nhất. Thực tế, bạn sẽ tìm thấy “TTM” trên trang web tài chính, nó phản ánh số liệu được đo lường trong suốt bốn quý tài chính. Trên MSN, số liệu EPS hiện hành được đưa ra như sau:

 2. Tỷ lệ tăng trưởng EPS dự đoán

Sau khi tính giá trị EPS, chúng ta sẽ tính số liệu thứ hai, tỷ lệ tăng trưởng EPS dự đoán. Có thể dự đoán tỷ lệ tăng trưởng EPS tương lai của một công ty bằng cách xem xét tỷ lệ tăng trưởng quá khứ. Bây giờ là phần quan trọng nhưng không dễ tiếp thu ngay lập tức. Bốn trong năm chỉ số tăng trưởng chủ yếu cho chúng ta biết tỷ lệ tăng trưởng của một công ty trong quá khứ. Yếu tố tốt nhất để xác định tăng trưởng EPS không phải là tỷ lệ tăng trưởng EPS quá khứ mà là tỷ lệ tăng trưởng vốn cổ phần quá khứ. Điều này nghe có vẻ khó hiểu và phản khoa học nhưng chúng ta cần nhớ rằng số liệu quan trọng nhất để lựa chọn tỷ lệ tăng trưởng EPS tương lai là tỷ lệ tăng trưởng vốn cổ phần trong quá khứ và không cần xem xét tỷ lệ tăng trưởng trong quá khứ. Tại sao lại như vậy?

Tóm lại, quá trình ấn định mức giá hợp lý như sau:

1. Tăng EPS hiện hành theo tỷ lệ tăng trưởng EPS dự tính trong 10 năm để dự đoán EPS tương lai.

2. Nhân EPS tương lai với PE tương lai (tôi sẽ miêu tả việc tính toán trong phần sau) để dự đoán giá thị trường tương lai.

3. Dựa vào giá trị trường tương lai theo tỷ suất lợi nhuận hàng năm tối thiểu có thể chấp nhận được để tính được giá trị thực.

Quy tắc số 1 sử dụng số liệu 10 năm để dự đoán tương lai vì hai lý do đơn giản:

1. Quy luật 10 – 10: Chúng ta không mua công ty trong vòng 10 phút nếu chúng ta không sẵn sàng nắm giữ nó trong 10 năm.

2. Thực tế: 20 năm là thời gian quá xa trong tương lai để đưa ra bất kỳ dự đoán khả thi nào, còn năm năm thì lại quá ngắn để có thể xem xét một khoản đầu tư dài hạn.

Do đó, 10 năm là khoảng thời gian thích hợp.

Đó là bởi tăng trưởng vốn cổ phần trong quá khứ cho thấy công ty có thể tạo ra khoản thặng dư tiền mặt mỗi năm ngày càng lớn. Những khoản thặng dư tiền mặt như vậy làm cho công ty trở nên có giá trị hơn đối với chủ sở hữu. Bởi vì giá trị thực của một công ty chỉ là toàn bộ số tiền bạn có thể thu về từ công ty qua các năm. Hãy nghĩ đến điều này vì lý do thứ hai: Nếu bạn vừa trả 100.000 đô-la để mua cổ phiếu của công ty Laundromat, nhưng công ty này không tạo ra thặng dư cho bạn, bạn sẽ làm gì để thoát khỏi công ty đó và không dính líu gì đến nó cả? Không có gì đáng giá. Những gì thu được hoàn toàn bằng 0. Bởi vì tất cả thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ được đầu tư trở lại vào công ty để duy trì hoạt động của công ty. Nếu việc đó vẫn diễn ra, bạn sẽ không bao giờ cho rằng đây là một giao dịch vô ích, đúng không? Mặt khác, nếu bạn trả 100.000 đô-la để mua cổ phần công ty Laundramat, và thu được 20.000 đô-la thặng dư trong năm nay, điều đó có nghĩa là vốn cổ phần tăng trưởng lớn tương đương mức đó. Giá trị của công ty chắc chắn tăng cùng với sự tăng lên trong giá trị vốn cổ phần. Một công ty đang tăng tiền thặng dư với tỷ lệ 20% mỗi năm sẽ đem lại nhiều tiền hơn cho chủ sở hữu. Đó là lý do vì sao Warren Buffett nói trong bức thư của ông viết năm 2004 rằng chỉ số thay thế tốt nhất cho tăng trưởng giá trị thực là tăng trưởng vốn cổ phần.

Trong khi ưu tiên vị trí số một cho vốn cổ phần (biết rằng đó là chỉ số tốt nhất về tỷ lệ tăng trưởng tương lai), chúng ta vẫn xem xét toàn bộ các tỷ lệ tăng trưởng để tìm ra tỷ lệ tăng trưởng EPS được dự đoán chính xác nhất. Điều chúng ta trông đợi là mức độ tin cậy và tỷ lệ tăng trưởng phù hợp mà công ty có thể đạt được. Nhưng nhớ rằng, nếu số liệu bạn quyết định chọn không rõ ràng, bạn sẽ tự cảm thấy việc dự đoán dựa trên rất nhiều số liệu rất phức tạp, và cuối cùng, nó không phải là công ty nên sở hữu. Đặc biệt, đối với nhà đầu tư mới bắt đầu, bạn cần kiên nhẫn và chờ đợi số liệu rõ ràng để thực hiện các công việc tiếp theo.

sự tăng trưởng vốn cổ phần trong một công ty là điều chúng ta muốn thấy hơn ba tỷ lệ tăng trưởng chính khác (EPS, doanh thu và dòng tiền). Tại sao lại như vậy? Tỷ lệ tăng trưởng giá trị thực – giá trị của công ty – diễn biến sát nhất với tỷ lệ tăng trưởng vốn cổ phần bởi vì tăng trưởng vốn cổ phần có được từ tăng trưởng dòng tiền thặng dư… và thặng dư tiền mặt tạo ra giá trị công ty. Điều này lý giải tại sao chúng ta ưu tiên xếp số liệu tăng trưởng vốn cổ phần lên đầu khi dự đoán tỷ lệ tăng trưởng tương lai.

Vì tỷ lệ tăng trưởng dự đoán cho một công ty là số liệu thực sự khó dự đoán chính xác, nên chúng ta muốn có một hướng dự đoán từ bên thứ hai. Đó là tìm hiểu ý kiến của các nhà phân tích chuyên nghiệp về tỷ lệ tăng trưởng bình quân của công ty. Ít nhất mỗi quý, các nhà phân tích đưa ra dự đoán chính xác nhất của họ về tỷ lệ tăng trưởng của một công ty cho năm năm tiếp theo. Đây là thông tin quan trọng đối với các nhà đầu tư. Do đó, nó luôn là thông tin được tìm kiếm nhiều trên hầu hết các trang web tài chính. Hầu hết mọi người có thông tin này từ: Zacks, một dịch vụ thống kê dự đoán của những chuyên gia. Bạn có thể vào trang Zacks (www.zacks.com) và trả phí để có thể xem các dự đoán về một công ty. Hoặc bạn có thể xem những dự đoán trung bình (tức là không phải toàn bộ danh sách dự đoán của các nhà phân tích khác nhau) của các nhà phân tích từ trang web ưa thích của bạn.

Công việc của chúng ta là so sánh tỷ lệ tăng trưởng trong quá khứ với dự đoán của các chuyên gia về mức tăng trưởng tương lai. Nếu hai số liệu tăng trưởng này không khớp nhau (chẳng hạn các nhà phân tích dự đoán tốc độ tăng trưởng của công ty trong tương lai sẽ nhanh hơn), khi đó chúng ta cần quyết định tỷ lệ tăng trưởng nào trong hai số liệu đó đáng tin cậy nhất để tính toán giá trị tương lai của công ty. Đầu tiên, chúng ta sử dụng số liệu nhỏ hơn và khiêm tốn hơn. Do đó, nếu tỷ lệ tăng trưởng quá khứ thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng tương lai do các nhà phân tích dự đoán, chúng ta sẽ sử dụng số liệu quá khứ. Nếu các nhà phân tích dự đoán tỷ lệ tăng trưởng trong tương lai thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng quá khứ, chúng ta sẽ sử dụng số liệu dự đoán. Sau đó, khi có nhiều kinh nghiệm hơn, chúng ta có thể sử dụng tỷ lệ cao hơn nếu cảm thấy nó xác đáng.

Một vài bạn đọc cho rằng các nhà phân tích có thể dự đoán sai hoặc số liệu quá khứ không thể là căn cứ để dự đoán chính xác tương lai. Hai trường hợp này đều có thể xảy ra. Thực tế, một số công ty, đặc biệt những công ty còn khá mới, có thể có tỷ lệ tăng trưởng không tốt trong quá khứ, nhưng các nhà phân tích dự đoán tỷ lệ tăng trưởng trong tương lai rất cao. Những công ty này đương nhiên không đủ tiêu chuẩn theo Quy tắc số 1. Tuy nhiên, chúng có thể trở thành một phần danh mục “Risky Biz” (kinh doanh mạo hiểm) – khi đó bạn chấp nhận mức rủi ro cao hơn, bởi vì bạn nghĩ những công ty này sẽ tạo ra sự khác biệt so với quá khứ.

Ví dụ, tôi mua một lô cổ phiếu Google như một phần kinh doanh mạo hiểm trong danh mục của tôi (phần này chiếm 10% số lượng cổ phiếu tôi nắm giữ) bởi vì giá cổ phiếu Google khá rẻ nếu cả tỷ lệ tăng trưởng quá khứ và dự đoán đều đúng. Nhưng như bạn biết, tôi không có cách nào để dự đoán liệu Google còn hoạt động trong 10 hay 20 năm nữa không. Do đó, cổ phiếu này không đủ tiêu chuẩn là một khoản đầu tư theo Quy tắc số 1. Tôi sẽ thảo luận khoản đầu tư kinh doanh mạo hiểm sau, và cung cấp cho bạn một vài quy tắc để kiếm tiền nếu bạn thực sự chấp nhận rủi ro. Bạn không nên phân bổ trên 10% danh mục đầu tư của bạn vào cổ phiếu mạo hiểm. Bây giờ, bạn hãy theo sát Quy tắc số 1 và chỉ tập trung vào những công ty thực sự đủ tiêu chuẩn và những công ty có năm chỉ số tăng trưởng chủ yếu tốt và đáng tin cậy.

3. Dự đoán PE tương lai

Khi dự đoán được tỷ lệ tăng trưởng (tương lai) dựa trên tỷ lệ tăng trưởng quá khứ và có các số liệu của các nhà phân tích dự đoán, chúng ta cần xác định giá trị của EPS trong 10 năm tới. Chúng ta nhân PE với lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu để tính giá của mỗi cổ phiếu. Ví dụ, nếu công ty có EPS là 1 đô-la trên mỗi cổ phiếu cho 10 năm kể từ bây giờ, giá mỗi cổ phiếu có thể là bất cứ số nào từ 5 đô-la đến 50 đô-la tuỳ thuộc vào PE tương lai EPS tương lai.

Hầu hết các công ty chưa từng bán được cổ phiếu dù chỉ một lần khi chỉ số EPS hiện tại, hoặc PE bằng 1. Ví dụ, nếu EPS hiện tại của công ty bạn sở hữu là 1 đô-la, liệu bạn có bán nó với giá 1 đô-la trên một cổ phiếu không? Điều đó xảy ra chỉ khi bạn cho rằng công ty này sắp phá sản gần như ngay lập tức thôi! Mặt khác, bạn biết bạn chắc chắn sẽ thu được lợi. Bạn không cần bán để thu được khoản lợi nhuận này. Bạn sẵn sàng nhận 5 hoặc 10 đô-la cho EPS có giá trị 1 đô-la kia, chứ không phải là 1 đô-la. Tức là, bạn có thể bán nó khi PE bằng 5 hoặc 10 mà không phải bằng 1.

“Chỉ số PE” có vẻ khá quan trọng. Bạn có thể ngạc nhiên là cho đến giờ tôi mới đề cập những chỉ số PE, vì có quá nhiều chuyên gia tài chính khác thích công bố chỉ số này thường xuyên. Trước khi bạn tìm hiểu chỉ số PE, hãy xem đây là vấn đề đơn giản. Nhớ rằng: Chúng ta chỉ ra giá của 1 cổ phiếu cho trước trong vòng 10 năm kể từ bây giờ. Do đó, chúng ta có thể làm việc ngược lại với những số liệu đó để có mức giá hợp lý hiện tại. Mỗi cổ phiếu đều có một mức giá, đúng không? Chỉ số PE là giá chia cho thu nhập. Đây là công thức tính toán:

PE x EPS = Giá

hoặc

PE = Giá/EPS

Ví dụ: Giả sử Assume Starbucks hôm nay có PE hiện hành là 42 và EPS là 1 đô-la. Giá cổ phiếu Starbucks hiện tại là bao nhiêu?

42 x 1 đô-la = 42 đô-la

Chỉ số PE cho thấy chúng ta sẵn sàng trả bao nhiêu cho 1 đô-la thu nhập của công ty. Hãy cẩn thận, đừng quá đặt nặng vấn đề về chỉ số PE. Chúng ta đơn giản sử dụng nó như một công cụ đầu vào để xác định giá trị thực. Không những thế, chúng ta còn không quan tâm PE là gì nữa.

Cơ chế thị trường điều tiết như sau: Nếu thị trường nghĩ một công ty tăng trưởng thực sự nhanh, mức PE cao, chẳng hạn như 50. Nếu thị trường cho rằng công ty không tăng trưởng nhiều, thị trường sẽ chấp nhận mức PE thực sự thấp, chẳng hạn là 5. Nhiều khi thị trường lại phản ứng theo cảm xúc. Khi đó thị trường có thể đưa PE lên quá cao hoặc quá thấp. Tất nhiên, chúng ta hy vọng PE được đặt ở mức quá thấp khi chúng ta mua và sau đó, sẽ đẩy PE lên cao đến mức có thể bán để kiếm lời gấp nhiều lần chúng ta mong đợi. Nhưng khi quyết định trả bao nhiêu cho công ty, chúng ta sẽ sử dụng PE phù hợp – không quá cao và không quá thấp. Chúng ta muốn PE ở mức phù hợp.

Bảng trên là quy tắc tính nhanh khi PE gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng. Do đó, nếu chúng ta nghĩ một công ty đạt tăng trưởng thu nhập 8% trong 10 năm sau, chúng ta có thể chấp nhận chỉ số PE bằng khoảng 16% cho 10 năm kể từ thời điểm hiện tại (giả sử công ty tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ như vậy). Chúng ta gọi đó là PE mặc định. Nếu không có số liệu nào khác, chúng ta sử dụng PE mặc định. Nhưng tất nhiên, chúng ta cũng có một vài số liệu khác chẳng hạn PE trong quá khứ. Mỗi công ty hoạt động tốt đều có lợi nhuận/cổ phiếu, và mỗi công ty đều có giá cổ phiếu. Do đó, mỗi công ty tốt đều có một chỉ số PE. Chúng ta có thể tra cứu số liệu PE quá khứ và xem xét số liệu đó với chỉ số PE mặc định.

4. Tỷ suất lợi nhuận tối thiểu có thể chấp nhận được

Tỷ suất lợi nhuận tối thiểu theo Quy tắc số 1 là 15% một năm. Giá trị thực là số tiền lớn nhất chúng ta có thể trả và vẫn có tỷ suất lợi nhuận 15% trong 15 năm tiếp theo. Nói cách khác, giá trị của công ty này đối với chúng ta là mức giá tại đó, nếu dự đoán của chúng ta là đúng, 10 năm tới chúng ta sẽ thu được mức lợi nhuận hàng năm là 15%. Tất nhiên, mọi thứ gần như chưa bao giờ hoạt động trôi chảy và chúng ta tiếp tục đòi hỏi một biên độ an toàn dưới giá trị thực.

Tỷ suất lợi nhuận tối thiểu là 15% một năm. Đừng chấp nhận con số nào thấp hơn.

15% không phải là một tỷ lệ quá cao, đó là con số tôi sử dụng như một tỷ suất tăng trưởng mục tiêu bởi vì tỷ suất này đủ cao để bù đắp cho tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải, khoản thuế phải nộp trên phần lợi nhuận trên vốn khi tôi bán cổ phiếu và thu tiền về, cũng như rủi ro khi tôi gửi tiền cho một ai khác. Tỷ lệ này không quá cao đến nỗi tôi không thể tìm ra công ty tốt ở những mức giá đem lại cho tôi lợi nhuận cao. Đó là điều thầy giáo tôi, ông Wolf, đã dạy (và nó được xem như tỷ suất lợi nhuận mặc định Buffett sử dụng). Hãy xem xét vấn đề này một cách đơn giản, 15% là tỷ suất lợi nhuận khá tốt và nếu bạn có được tỷ suất lợi nhuận này trong nhiều năm, bạn chắc chắn sẽ trở nên giàu có. Hãy ghi nhớ tỷ suất đó trong đầu. 15% là tỷ suất tối thiểu hàng năm chúng ta có thể chấp nhận được. Bất cứ cổ phiếu nào có vẻ mang lại lợi nhuận ở mức thấp hơn, chúng ta sẽ không mua cổ phiếu đó.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin