Chỉ báo ARMS Index (Trin)

Mục lục

Views: 291

Tổng quan về chỉ báo Arms Index

Arms Index là chỉ báo thị trường thể hiện mối quan hệ giữa số lượng chứng khoán tăng giá hoặc giảm giá (số mã chứng khoán tăng giá/giảm giá) và khối lượng giao dịch của các chứng khoán tăng giá hay giảm giá đó.

Arms Index được Richard W. Arms, Jr phát triển vào năm 1967.Qua nhiều năm, chỉ số này được biết đến dưới một số tên gọi khác nhau. Khi Barron’s xuất bản bài báo đầu tiên về Arms Index vào năm 1967, chỉ báo này có tên là Chỉ số Giao dịch ngắn hạn (Short Term trading Index). Người ta cũng gọi chỉ báo này là TRIN (viết tắt của từ Trading Index).

Cách sử dụng chỉ báo Arms Index

Chỉ báo này chủ yếu được sử dụng trong giao dịch chứng khoán ngắn hạn. Chỉ báo này cho thấy liệu khối lượng giao dịch đang tập trung vào nhóm chứng khoán tăng giá hay giảm giá. Nếu khối lượng giao dịch của nhóm chứng khoán tăng giá nhiều hơn nhóm chứng khoán giảm giá thì Arms Index sẽ nhỏ hơn 1,0; còn nếu khối lượng giao dịch của nhóm chứng khoán giảm giá nhiều hơn nhóm chứng khoán tăng giá thì chỉ báo này sẽ lớn hơn 1,0.

Chỉ báo này thường được sử dụng hiệu quả hơn với trung bình động. Nên sử dụng trung bình động 4 ngày trong phân tích ngắn hạn, trung bình động 21 ngày trong phân tích trung hạn và trung bình động 55 ngày trong phân tích dài hạn.

Thông thường, Arms Index nhỏ hơn 1,0 cho dấu hiệu thị trường giá lên và lớn hơn 1,0 thì cho dấu hiệu thị trường giá xuống. Tuy nhiên, Arms Index có vẻ hoạt động hiệu quả nhất khi được dùng như một chỉ báo quá mua/quá bán. Khi rớt xuống dưới vùng cực mua thì chỉ báo này báo hiệu cơ hội bán ra và ngược lại, khi tăng lên trên vùng cực bán thì cơ hội mua vào xuất hiện.

Đồ thị Arms Index hơi ngược so với thông thường: các mức quá bán đi kèm với giá trị Arms Index cao và các mức quá mua đi kèm với giá trị thấp của chỉ báo này. Các mức quá mua/quá bán “cực trị” (cực mua/cực bán) của Arms Index phụ thuộc vào khung thời gian để tính trung bình động của chỉ báo này và các điều kiện thị trường. Bảng dưới cho thấy các mức quá mua và quá bán điển hình.

Ví dụ minh họa chỉ báo Arms Index

Hình bên trên biểu thị đường trung bình động 21 ngày của Arms Index và chỉ số NYSE Composite. Hai đường nằm ngang được vẽ tại ngưỡng quá bán 1,1 và ngưỡng quá mua 0.85. Mũi tên “mua” xuất hiện khi Arms Index đạt đỉnh trên ngưỡng 1,1 và mũi tên “bán” xuất hiện khi chỉ báo này tạo đáy dưới ngưỡng 0.85. Hầu hết các trường hợp cho thấy, chỉ số thị trường thay đổi đáng kể vào ngày xuất hiện các mũi tên hay một ngày trước đó.

Cách tính chỉ số Arms Index

Trước hết, lấy số mã chứng khoán tăng giá chia cho số mã chứng khoản giảm giá để xác định tỷ lệ A/D (xem tại đây). Tiếp theo, lấy khối lượng giao dịch của nhóm chứng khoán tăng giá chi cho nhóm chứng khoán giảm giá để xác định Tỷ lệ Khối lượng chứng khoán Tăng/Giảm. Cuối cùng, lấy tỷ lệ A/D chia cho tỷ lệ Khối lượng Chứng khoán Tăng/Giảm.

Bảng trên minh họa cách tính Arms Index

  • Cột F bằng số mã chứng khoán tăng giá (Cột B) chia cho số mã chứng khoán giảm giá (Cột C).
  • Cột G bằng khối lượng giao dịch của nhóm chứng khoán tăng giá (Cột D) chia cho khối lượng giao dịch của nhóm chứng khoán giảm giá (Cột E).
  • Cột H bằng Cột F chia cho Cột G. Đây là Arms Index.
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin