Tổng quan chỉ báo
Chỉ báo Commondity Channel Index (CCI) đo lường sự biến động của giá chứng khoán so với giá trung bình của chứng khoán đó. Giá trị cao cho thấy giá đang cao đột biến so với mức trung bình, trong khi giá trị thấp cho thấy giá đang thấp bất thường so với mức trung bình.
Không giống như tên gọi, CCI có thể sư dụng hiệu quả với tất cả các loại chứng khoán, chứ không chỉ hàng hóa. Donald Lambert là người đã phát triển nên chỉ số này,
Cách sử dụng chỉ báo
Có hai cách sử dụng CCI là xác định phân kỳ và vùng quá mua/quá bán.
- Phân kỳ xuất hiện khi giá chứng khoán tạo đỉnh mới trong khi CCI không thể vượt qua các đỉnh trước đó. Phân kỳ cổ điển này thường báo hiệu một đợt điều chỉnh giá chứng khoán.
- Chỉ báo CCI thường dao động trong khoảng +/-100. CCI lớn hơn +100 cho tín hiệu quá mua (và sắp xuất hiện một đợt điều chỉnh), trong khi CCi nhỏ hơn -100 cho tín hiệu quá bán (và sắp có đợt phục hồi).
Ví dụ minh họa chỉ báo
Hình bên trên biểu thị giá Dầu tho và CCI 14 ngày. Phân kỳ giá lên xuất hiện cuối năm 1998 (giá giảm nhưng CCI tăng) và sau đó giá tăng lên. Phân kỳ xuất hiện tại các vùng quá mua/quá bán (chẳng hạn như dưới -100) thì càng đáng tin cậy hơn.
Cách tính chỉ báo CCI
Bảng tên minh họa cách tính chỉ báo CCI 5 ngày.
- Cột E bằng giá cao nhất cộng giá thấp nhất cộng giá đóng cửa và chia 3. Đây là giá trung bình trong ngày.
- Cột F là trung bình động giản đơn 5 ngày của Cột E. Cột F được tính bằng cách cộng 5 giá trị liên trước ở Cột E và chia 5.
- Cột G giải thích khá phức tạp. Đầu tiên, lấy giá trị tuyệt đối của hiệu giữa Cột F ngày tính toán trừ Cột E ngày tính toán. (Thuật ngữ “giá trị tuyệt đối” nghĩa là “không quan tâm đến dấu”. Ví dụ, giá trị tuyệt đối của -3 là 3). Giá trị này sau đó được cộng vào giá trị tuyệt đối của hiệu giữa Cột F ngày tính toán với Cột E ngày liền trước. Quá trình này (tức là lấy giá trị tuyệt đối của hiệu giữa Cột F ngày tính toàn và Cột E của ngày trước) được lặp lại 5 lần.
- Cột H bằng Cột G chia 5.
- Cột I bằng Cột H nhân với 0,015.
- Cột J bằng Cột E trừ Cột F.
- Cột K bằng Cột J chia Cột I. Đây là CCI.