Chỉ báo Đồ thị KAGI

Mục lục

Views: 303

Tổng quan đồ thị KAGI

Người ta cho rằng đồ thị KAGI được hình thành trong khoảng thời gian thị trường chứng khoán Nhật Bản bắt đầu giao dịch vào những năm 1870. Đồ thị KAGI thể hiện mọt chuỗi các đường dọc kết nối với nhau mà độ dày và hướng của các đường này tùy thuộc vào biến động của giá. Đồ thị này bỏ qua yếu tố thời gian. Đồ thị KAGI được phổ biến rộng rãi ở Mỹ qua cuốn Beyond Candlesticks của Steven Nison

Cách sử dụng đồ thị KAGI

Đồ thị KAGI thể hiện lực cung và lực cầu của chứng khoán:

  • Một chuỗi các đường dày cho thấy lực cầu đang lớn hơn lực cung (một đợt tăng)
  • Một chuỗi các đường mỏng cho thấy lực cung đang lớn hơn lực cầu (một đợt giảm).
  • Các đường dày và đường mỏng xen kỹ nhau cho thấy thị trường đang trong trạng thái cân bằng (cung bằng cầu).

Nguyên tắc giao dịch cơ bản nhất dựa trên đồ thị KAGI là mua khi đường KAGI chuyển từ mỏng sang dày và bán khi KAGI chuyển từ dày sang mỏng. Một chuỗi các đỉnh và đáy thấp hơn cho thấy lực của thị trường đang yếu.

Ví dụ về Đồ thị KAGI

Hình bên dưới biểu thị KAGI 0,3%  của Bảng Anh Mũi tên “mua” xuất hiện trên đồ thị dạng cột khi đường KAGI chuyển từ mỏng sang dày và mũi tên “bán” xuất hiện khi đường này chuyển từ dày sang mỏng.

Cách tính đồ thị KAGI

Giá đóng cửa đầu tiên của đồ thị KAGI là “giá khởi điểm”. Để vẽ đường KAGI đầu tiên, chúng ta so sánh giá đóng cửa ngày tính toán với giá khởi điểm.

  • Nếu giá ngày tính toán lớn hơn hoặc bằng giá khởi điểm thì vẽ một đường dày từ giá khởi điểm đến giá đóng cửa ngày tính toán.
  • Nếu giá ngày tính toán nhỏ hơn hoặc bằng giá khởi điểm thì vẽ một đường mỏng từ giá khởi điểm đến giá đóng cửa ngày tính toán.

Để vẽ những đường tiếp theo, chúng ta so sánh giá đóng cửa với đỉnh hoặc đáy của đường KAGI trước đó:

  • Nếu giá tiếp tục dịch chuỷen cùng hướng với đường trước đó thì tiếp tục vẽ đường KAGI theo cùng hướng cho dù đỏ chỉ là một sự dịch chuyển nhỏ.
  • Nếu giá dịch chuỷen theo hướng ngược lại ít nhất bằng với giá trị đảo chiều xác định trước (có thể mất vài ngày), một đường ngang ngắn sẽ được vẽ tới cột kế tiếp và một đường dọc mới sẽ được vẽ tới giá đóng cửa.
  • Nếu giá dịch chuyển theo hướng ngược lại nhưng ít hơn giá trị đảo chiều xác định trước thì không vẽ thêm đường mới.

Nếu đường KAGI mỏng vượt qua đỉnh trước đó, đường mỏng sẽ chuyển thành đường dày. Ngược lại, nếu đường KAGI dày rớt xướng đáy trước đó, đường dày sẽ chuỷen thành đường mỏng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin