Tổng quan về Đột biến độ rộng
Đột biến Độ rộng (Breadth Thrust) là chỉ báo cường độ dao động thị trường do Tiến sỹ Martin Zweig phát triển. Đột biến Độ rộng xuất hiện khi chỉ báo Đột biến Độ rộng tăng từ dưới mức 40% lên trên mức 61,5% trong khoảng thời gian 10 ngày.
Cách sử dụng Đột biến Độ rộng
Một “Đột biến” xuất hiện khi thị trường chứng khoán thay đổi rất nhanh từ trạng thái quá bán sang giai đoạn tăng điểm mạnh những vẫn chưa phải là quá mua.Chỉ có 14 Đột biến Độ rộng trong giai đoạn 1945 – 2000. Sau 14 đợt Đột biến này, thị trường tăng bình quân 24,6% với thời gian tăng trung bình là 11 tháng. Zweig cho rằng đa số thị trường giá lên đều bắt đầu bằng một Đột biến Độ rộng.
Tính đến thời điểm gần nhất, Đột biến Độ rộng xuất hiện vào năm 1984. Cuối năm, 1998, chỉ báo Đột biến Độ rộng chỉ thiếu 2% nữa thì hình thành. Sau đó thị trường phục hồi rất mạnh.
Ví dụ về Đột biến Độ rộng
Hình trên biểu thị chỉ số S&P 500 và chỉ báo Đột biến Độ rộng. Các đường nằm ngang được vẽ tại mức 40% và 61,5% của chỉ báo Đột biến Độ rộng. Đột biến xuất hiện khi chỉ báo dịch chuyển từ 40% lên trên 61,5% trong vòng 10 ngày. Kể từ năm 1980, hai Đột biến Độ rộng đã xuất hiện và được đánh dấu bằng hai đường thẳng đứng.
Vào ngày 18/12/1984, có chuyên gia đã nhận định liên quan đến chỉ báo Đột biến Độ rộng “Cho đến thời điểm này, NYSE chỉ tăng 1,6% kể từ khi xuất hiện “Đột biến”. Nếu thị trường không thể tăng hơn nữa trong vòng 6-12 tháng tiếp theo thì đó là lần đầu tiên trong 39 năm qua, chỉ báo Đột biến độ rộng cho tín hiệu sai. Với mức tăng bình quân trong quá khứ vào khoảng 25%, chúng ta cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng chỉ báo này.
Như trong ví dụ này, trên thực tế NYSE đã tăng cao hơn trong các tháng tiép theo, 12 tháng sau khi đột biến xuât hiện, NYSE tăng 21,6%. 21 tháng sau khi đột biến xuất hiện, NYSE tăng phi mã 51%. Vì vậy, hãy yên tâm khi xuất hiện “Đột biến” tiếp theo.
Cách tính Đột biến độ rộng
Chỉ báo Đột biến độ rộng là trung bình động hàm số mũ 10 ngày của tỷ lệ sau đây:
Số mã chứng khoán tăng giá / (Số mã chứng khoán tăng giá + Số mã chứng khoản giảm giá)
Bảng bên dưới minh họa cách tính chỉ báo Đột biến Độ rộng:
- Cột D bằng Cột B cộng Cột C (tổng của số mã chứng khoán tăng giá và số mã chứng khoán giảm giá).
- Cột E bằng Cột B (số mã chứng khoán tăng giá) chia Cột D.
- Cột F là chỉ báo Đột biến Độ rộng. Đây là trung bình động hàm số mũ 10 ngày của cột E. Nói một cách ngắn gọn, hàng đầu tiên của Cột F chính là giá trị đầu tiên trong cột E (tức 0.3219). Các hàng tiếp theo trong cột F được tính bằng cách lấy giá trị cột E nhân với 0,1818…, sau đó lấy giá trị của ngày trước trong cột F nhân với 0,8181… và cuối cùng cộng hai giá trị này với nhau. (Các giá trị 0,1818… và 0,8181… là phần trăm hàm số mũ của trong bình động 10 kỳ). Chú ý trung bình động hàm số mũ 10 ngày chỉ có giá trị từ ngày thứ 10 trở đi.