Chỉ báo Klinger Oscillator

Mục lục

Views: 1464

Tổng quan chỉ báo KVO

Klinger Oscillator (KVO) là chỉ báo dựa trên khối lượng giao dịch nhằm đo lường xu hướng dòng tiền vào ra ở một chứng khoán trong ngắn hạn và dài hạn. Stephen J Klinger phát triển và giới thiệu KVO trên tạp chí Technical Analysis of Stocks and Commodities số tháng 12 năm 1997.

Cách sử dụng chỉ báo KVO

Nguyên lý hoạt động của KVO như sau:

  • Khung giá (Giá cao nhất – Giá thấp nhất) là thước đo sự biến động. Khối lượng giao dịch là động lực của biến động giá. So sánh tổng của giá Cao nhất + giá Thấp nhất + giá Đóng cửa với tổng của giá Cao nhất + giá Thấp nhất + giá Đóng cửa của kỳ trước đó sẽ giúp xác định xu hướng.
  • Tổng giá trị hiện tại lớn hơn tổng giá trị của kỳ trước đó cho thấy chứng khoán đang trong quá trình tích lũy. Ngược lại, tổng giá trị hiện tại thấp hơn tổng giá trị của kỳ trước đó cho thấy chứng khoán đang trong quá trình phân phối. Khi tổng bằng nhau, xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục.
  • Khối lượng giao dịch khiến giá liên tục biến động trong kỳ nhằm phản ánh cung cầu. KVO lượng hóa sự chênh lệch giữa những cổ phiếu đang tích lũy và phân phối trong mỗi kỳ bằng khái niệm “động lực khối lượng”. Động lực khối lượng gia tăng mạnh thường đi cùng với xu hướng tăng. Động lực này giảm dần vào những giai đoạn sau của xu hướng tăng và những giai đoạn đầu của xu hướng giảm tiếp thao. Sau đó, động lực khối lượng thường gia tăng trong quá trình tích lũy để tạo đáy.
  • Chúng ta có thể dễ dàng theo dõi động lực khối lượng vào ra của một chứng khoán bằng cách chuyển động lực khối lượng này thành một chỉ báo dao động là hiệu giữa đường trung bình động hàm số mũ 34 kỳ và 55 kỳ, với đường tín hiệu 13 kỳ. So sánh động lực khối lượng với biến động giá có thể giúp xác định các phân kỳ tại đỉnh và đáy.

Xu hướng – những tín hiệu đáng tin cậy nhất xuất hiện cùng chiều với xu hướng hiện tại. Nên tuân thủ nguyên tắc sử dụng chỉ báo này, chẳng hạn như không sử dụng khi KVO không thể xuyên qua đường 0 hoặc đường tín hiệu không cho tín hiệu đúng.

Phân kỳ – tín hiệu quan trọng nhất xuất hiện khi KVO phân kỳ với giá, đặc biệt tại những đỉnh/đáy mới trong vùng quá mua/quá bán. Ví dụ, khi giá tạo đỉnh/đáy mới mà KVO không thể tạo đỉnh/đáy mới thì xu hướng có thể đang mất dần động lực và sắp kết thúc.

Điểm giao cắt – nếu giá đang trong xu hướng tăng (cao hơn trung bình động hàm số mũ 89 kỳ), mua vào khi KVO rơi sâu xuống dưới mức 0, sau đó bật tăng trở lại và cắt lên trên đường tín hiệu. Nếu giá đang trong xu hướng giảm (thấp hơn trung bình động hàm số mũ 89 kỳ). bán ra khi KVO tăng cao hơn hẳn mức 0, sau đó giảm và cắt xuống dưới đường tín hiệu.

KVO là công cụ xác định thời điểm giao dịch hiệu quả khi tín hiệu cùng chiều với xu hướng, và không hiệu quả nếu ngược xu hướng. Điều này khiến cho nhà đầu tư hành động đi ngược xu hướng hiện tại có thể bị thua lỗ. Tuy nhiên, chúng ta có thể thu được kết quả tốt hơn khi kết hợp KVO với các chỉ báo kỹ thuật khác, chẳng hạn nên dùng William %R để xác nhận vùng quá mua/quá bán và MACD của Gerald Appel để xác nhận xu hướng ngắn hạn của giá.

Ví dụ chỉ báo KVO

Hình trên minh họa biểu đồ giá, Klinger Oscillator và đường trung bình động KVO 13 ngày của cổ phiếu Enron. Lưu ý phân kỳ giữa KVO và giá Enron vào tháng 9, sau đó xu hướng đảo chiều và giá tăng trong dài hạn.

Cách tính chỉ báo KVO

KVO được tính bằng cách lấy trung bình động hàm số mũ 34 ngày trừ trung bình động hàm số mũ 55 ngày của động lực khối lượng. Động lực khối lượng được tính theo công thức bên dưới. Lưu ý hai đường gạch dọc là giá trị tuyệt đối (bỏ qua dấu của kết quả)

Trong đó:

  • V = khối lượng
  • T = xu hướng (nếu tổng “giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa” của ngày tính toán lớn hơn ngày liền trước thì T = 1, ngược lại T = -1)
  • DM (Daily Measurement) = Giá cao nhất  – giá thấp nhất.
  • CM (Cumulative Measurement) = Tổng của các (DM) cùng chiều xu hướng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin