Tổng quan chỉ báo McCLELLAN Oscillator
McClellan Oscillator là chỉ báo độ rộng thị trường dựa trên hiệu đã được hiệu chỉnh giữa số cổ phiếu tăng và số cổ phiếu giảm trên sàn NYSE. Chỉ báo này được Sherman và Marian McClellan phát triển. Nội dung chi tiết về chỉ báo McClellan Oscillator được trình bày trong cuốn Patterns for Profit.
Cách sử dụng chỉ báo McClellan Oscillator
Các chỉ báo sử dụng số lượng cổ phiếu tăng và giảm để xác định sự biến động của thị trường chứng khoán được gọi là chỉ báo “độ rộng”. Một thị trường giá lên bền vững thường có một số lượng lớn cổ phiếu tăng giá vừa phải. Một thị trường giá lên không bền vững thường có một số lượng nhỏ cổ phiếu tăng giá mạnh, khiến nhà đầu tư hiểu lầm thị trường đang rất tốt. Dạng phân kỳ này thường báo hiệu sự kết thúc của thị trường giá lên. Một giải thích tương tự áp dụng đối với đáy thị trường, theo đó chỉ số thị trường tiếp tục giảm trong khi chỉ có một lượng ít cổ phiếu rớt giá.
Chỉ báo McClellan Oscillator là một trong những chỉ báo độ rộng phổ biến nhất (một chỉ báo độ rộng phổ biến khác là Advance/Decline Line). Tín hiệu mua thường xuất hiện khi chỉ báo McClellan Oscillator giảm về vùng quá bán từ -70 đến -100 và sau đó đổi hướng đi lên. Tín hiệu bán thường xuất hiện chỉ báo tăng lên vùng quá mua từ +70 đến +100 và sau đó đảo chiều đi xuống.
Nếu chỉ báo McClellan Oscillator vượt ra khỏi vùng quá mua/quá bán (tức là tăng lên trên 100 hoặc rớt xuống dưới -100) thì đây là tín hiệu của vùng cực mua/cực bán. Những vùng cực này thường báo hiệu xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục.
Ví dụ, nếu chỉ báo McClellan Oscillator rớt xuống dưới -90 và đảo chiều thì tín hiệu mua xuất hiện. Tuy nhiên, nếu chỉ báo này giảm xuống dưới -100 thì thị trường có thể tiếp tục xu hướng giảm trong 2 đến 3 tuần nữa. Lúc đó, chúng ta nên đợi đến khi Chỉ báo dao động này hình thành một loạt đáy tăng hoặc thị trường lấy lại sức mạnh.
Ví dụ chỉ báo McClellan Oscillator
Hình trên biểu thị 5 “vùng giao dịch” của chỉ báo McClellan Oscillator (tức là dưới -100, giữa -70 và -100, giữa -70 và +70, giữa +70 và +100 và trên +100).
Hình trên biểu thị chỉ báo McClellan Oscillator và DJIA. Mũi tên “mua” xuất hiện khi chỉ báo McClellan Oscillator tăng vượt qua -70 và mũi tên “bán” xuất hiện khi chỉ báo này rớt xuống dưới +70. Đây là chỉ báo tuyệt vời để xác định thời điểm vào ra thị trường
Cách tính chỉ báo McClellan Oscillator
Chỉ báo McClellan Oscillator được tính bằng lấy trung bình động hàm số mũ 10% (xấp xỉ 19 ngày) trừ trung bình động hàm số mữ 5% (xấp xỉ 39 ngày) của số mã chứng khoán tăng giá trừ số mã giảm giá.
(EMA 10% của Số mã tăng – Số mã giảm) – (EMA 5% của Số mã tăng – số mã giảm)
Bảng trên minh họa cách tính chỉ báo McClellan Oscillator.
- Cột D bằng số mã chứng khoán tăng (Cột B) trừ số mã chứng khoán giảm (Cột C).
- Cột E là trung bình động hàm số mũ 10% của Cột D. Hàng đầu tiên của Cột E chính là giá trị hàng đầu tiên của Cột D (tức là -873). Các hàng tiếp theo trong Cột E được tính bằng cách lấy giá trị Cột D nhân với 0,1 (tức là 10%), sau đó lấy giá trị ngày trước của Cột E nhân với 0,9 (tức 90%) và cuối cùng cộng 2 giá trị này với nhau (trong đó 0,9 = 1,0 – 0,1). Lưu ý rằng trung bình động 19 kỳ chỉ có giá trị từ ngày thứ 19 trở đi.
- Cột F là trung bình động hàm số mũ 5% của Cột D. Hàng thứ nhất của Cột F chính là giá trị đầu tiên của Cột D (tức là -873). Các hàng tiếp theo của Cột F được tính bằng cách lấy giá trị Cột D nhân với 0,05 (tức là 5%), sau đó lấy giá trị ngày trước của Cột F nhân với 0,95 (tức là 95%) và cuối cùng cộng với 2 giá trị này với nhau. Lưu ý rằng trung bình động 39 kỳ chỉ có giá trị từ ngày thứ 39 trở đi.
- Cột G bằng Cột E trừ Cột F. Cũng như Cột F, giá trị của Cột G chỉ tính được từ ngày thứ 39 trở đi. Đây là chỉ báo McClellan Oscillator.