Chỉ báo tích lũy khối lượng

Mục lục

Views: 577

Tổng quan chỉ báo tích lũy khối lượng

Chỉ báo Tích lũy khối lượng (Cumulative Volume Index CVI) là chỉ báo cường độ dao động, cho biết dòng tiền đang vào hay ra khỏi thị trường. CVI được tính bằng cách lấy khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng giá trừ khối lượng giao dịch của chứng khoán giảm giá và sau đó tính tổng tích lũy. Khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng giá, khối lượng giao dịch của chứng khoán giảm giá và khối lượng giao dịch của chứng khoán đứng giá.

Cách sử dụng chỉ báo

CVI và OBV (On Balance Volume) khá giống nhau. Nhiều phần mềm máy tính và nhà đầu tư đã nhầm lẫn giữa OBV và CVI. Cũng giống như CVI, OBV được dùng để xác định dòng tiền đang vào hay ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, vì khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng giá (up-volume) và khối lượng giao dịch của chứng khoán giảm giá (down-volume) trong kỳ giao dịch của từng cổ phiếu riêng lẻ không xác định được nên OBV giả định tất cả khối lượng cổ phiếu giao dịch trong kỳ là khối lượng giao dịch tăng khi giá cổ phiếu đóng cửa cao hơn giá mở cửa và tất cả khối lượng cổ phiếu giao dịch trong kỳ là khối lượng giao dịch giảm khi giá cổ phiếu đóng cửa thấp hơn giá mở cửa. CVI không giả định như vậy vì chỉ báo này có thể tính toán được khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng giá và khối lượng giao dịch của chứng khoán giảm giá thực tế.

Vì CVI luôn bắt đầu ở mức 0 nên giá trị số học của chí báo này không quan trọng. Điều quan trọng là độ dốc và sự dịch chuyển của CVI. Một cách sử dụng CVI hiệu quả là quan sát xu hướng tổng quan của chỉ báo này. CVI cho thấy khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng giá hay giảm giá nhiều hơn và xu hướng khối lượng giao dịch hiện tại đã kéo dài bao lâu. Chúng ta cũng nên theo dõi phân kỳ giữa CVi và chỉ số thị trường. Ví dụ, khi CVI không thể tạo đỉnh mới thì thị trường có tạo đỉnh mới hay không? Nếu có thì thị trường có thể điều chỉnh để xác nhận tín hiệu của CVI.

Ví dụ minh họa chỉ báo tích lũy khối lượng

CVi được trình bày như sau:

“Đường xu hướng trong đồ thị dưới đây cho thấy khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng lớn hơn khối lượng giao dịch của chứng khoán giảm (tính trung bình) trong cả năm. Đường xu hướng tăng này bị phá vỡ đã xác nhận sự suy yếu của thị trường.

Sau khi phá vỡ xu hướng tăng, CVI lại bắt đầu có xu hướng đi lên (và đi ngang) một lần nữa. Trong khi thị trường đi xuống thì khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng vẫn lớn hơn hoặc bằng chứng khoán giảm (CVI vẫn đang trong xu hướng tăng). Sự khác biệt này có thể được diễn giải bằng hai cách: một số nhà đầu tư cảm thấy thị trường không thể tăng (ngay cả khi khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng lớn hơn hoặc ít nhất đang bằng khối lượng giao dịch của chứng khoán giảm) và lực bán ra tại ngưỡng kháng cự là rất lớn.

Nếu cho rằng thị trường giảm khi khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng lớn hơn khối lượng giao dịch của chứng khoán giảm, vậy thì điều gì xảy ra nếu khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng nhỏ hơn của chứng khoán giảm? Một lập luận ngược lại là CVI cho thấy hướng đi của dòng tiền thông mình. Vì thế, khi khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng giá báo hiệu dòng tiền chảy vào thị trường, NYSE sẽ nhanh chóng xác nhận phân kỳ và tăng điểm.

Bây giờ, khi đã có điều kiện để kiểm chứng quá khứ, tôi nhận thấy trên thực tế CVI cho chúng ta biết được hướng đi của “dòng tiền thông minh”. Một thời gian ngắn sau khi những phân tích trên được công bố, thị trường đã xác nhận phân kỳ và tăng mạnh, như được thể hiện như hình dưới.

Cách tích chỉ báo tích lũy khối lượng

CVI được tính bằng cách lấy khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng trừ của chứng khoán giảm giá và sau đố tỉnh tổng tích lũy.

CVI ngày trước + (Khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng giá – khối lượng giao dịch của chứng khoán giảm giá).

 Bảng bên dưới minh họa cách tính CVI:

  • Cột D bằng khối lượng giao dịch của chứng khoán tăng giá (Cột B) trừ khối lượng giao dịch của chứng khoán giảm giá (Cột C).
  • Cột E là tổng tích lũy của Cột D (tức là giá trị ngày hiện tại của Cột D cộng giá trị ngày trước đó của Cột E).
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin