Có một số thứ mà bạn muốn thử tại nhà – đó là chứng khoán của công ty sáp nhập. Mặc dù tiền và chứng khoán là những loại hình thanh toán chung cho cổ đông của các công ty sáp nhập. Đôi khi, công ty mua lại có thể sử dụng các loại chứng khoán khác nhau để trả cho sự mua lại. Các chứng khoán này có thể bao gồm trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, chứng chỉ bảo đảm và quyền lựa chọn. Thông thường, các loại chứng khoán khác chỉ được sử dụng một phần trong thanh toán, phần còn lại được trả bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
Trong nhiều trường hợp, lý do các công ty trả cho cổ đông chứng khoán của công ty sáp nhập là vì các công ty mua lại công ty khác thường khai thác tối đa khả năng huy động tiền mặt hoặc phát hành thêm cổ phiếu thường của công ty đó. Trong một số trường hợp khác, chứng khoán của công ty sáp nhập được sử dụng như gia vị để giải quyết một bản hợp đồng hoặc để hấp dẫn những công ty mua lại trong trường hợp đấu giá.
Như một quy luật chung, không một ai thích cổ phiếu của công ty sáp nhập. Giống như cổ phiếu của RD, các cổ phiếu này không được nhiều người quan tâm. Hãy nghĩ đến điều này. Bạn đang đi dạo (tất nhiên vừa đi vừa suy nghĩ về công việc kinh doanh của mình), bỗng nhiên người ta tuyên bố những điều bất ngờ về cuộc đấu thầu của công ty bạn, công ty AP. Hãy nhìn sự phối hợp giữa hai công ty. T vừa mới đồng ý mua cổ phiếu của bạn với giá 22 đô la tiền mặt và 3 đô la giá trị bề mặt cho mỗi một cổ phiếu của 9% trái phiếu đáo hạn vào năm 2010 của T.
Vì cổ phiếu của AP được giao dịch với giá 16 đô la nên xem ra đây là một món hời đối với bạn. Nhưng khi bản hợp đồng hoàn tất, bạn sẽ làm gì với phần dư ra? Ồ, bạn biết mình phải làm gì với khoản tiền mặt của mình, đó là một việc dễ dàng. Bạn có thể mua cổ phiếu của công ty khác (GP chẳng hạn), hoặc bạn có thể mua mọi thứ tại kênh Mua sắm gia đình. Nhưng bạn sẽ làm gì với những trái phiếu mà bạn biết – 3 đô la giá trị bề mặt của 9% trái phiếu đáo hạn vào năm 20XX?
Có thể những trái phiếu này là một món hời với bạn đấy. Nhưng cũng không quá hời đâu. Bạn không thể bỏ qua những sản phẩm cuối cùng này. Lý do bạn đầu tư tiền vào AP có phải là vì bạn quan tâm đến việc sở hữu cổ phiếu của công ty đó không? Hay vì cổ phiếu của nó rẻ? Hay vì đó là công ty có thể sáp nhập? Có thể vì cả 3 lý do trên không? Tất nhiên, không phải vì bạn muốn sở hữu 9% trái phiếu do công ty khác phát hành và sẽ đáo hạn vào một ngày nào đó trong tương lai. Điều mà bạn có thể làm với những cổ phiếu đó là bán chúng đi. Bạn không chỉ phải bán chúng mà bạn còn phải bán chúng ngay khi bạn có chúng.
Sự thật là điều này làm cho bạn cảm thấy không thoải mái với những thứ vớ vẩn đó. Bạn gọi một người môi giới và nói “Này, tôi không muốn những thứ này đâu, tôi chỉ muốn tiền thật thôi”. Bây giờ, có lẽ, chúng ta biết chúng ta sẽ làm gì. Thế còn những công ty phức tạp kia thì thế nào? Họ sẽ nhanh chóng tính toán, tìm ra ngày đáo hạn cho trái phiếu do các công ty sáp nhập phát hành, tính tỷ lệ lãi suất và tiến hành phân tích kỹ lưỡng vị trí chiến lược của những nhà phát hành trái phiếu, những ông vua trong lĩnh vực đó. Điều này rất dễ hiểu. Cuối cùng, các chuyên gia thực sự được trả tiền để làm những việc vớ vẩn nhưng nghe có vẻ phức tạp như thế sao? Dù đúng hay sai thì chuyện này cũng sẽ kết thúc. Họ sẽ bán trái phiếu, cũng giống như bạn, chỉ có điều là họ sẽ bán chúng đi nhanh hơn bạn thôi.
Những nhà đầu tư, người sở hữu cổ phiếu của một công ty kinh doanh khoai tây, không chỉ không quan tâm đến trái phiếu của những tập đoàn mới mà trong hầu hết các trường hợp, họ còn không được phép sở hữu những trái phiếu đó. Phần lớn các nhà quản lý của các quỹ lương hưu hay quỹ tương hỗ thường chuyên về đầu tư cổ phiếu và trái phiếu. Thông thường, họ sẽ được trao quyền đặc biệt để đầu tư vào một trong hai loại chứng khoán đó, hoặc là cả hai. Ngay cả khi nếu họ có thể mua cả cổ phiếu và trái phiếu thì trong số các sự lựa chọn đầu tư trái phiếu thì trái phiếu của T vẫn vươn lên đứng đầu. Cuối cùng, theo quy luật chung, tất cả mọi người có chứng khoán của công ty sáp nhập, dù là cá nhân hay tổ chức thì cũng đều muốn đẩy chúng đi.
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi đây là lĩnh vực mà bạn sẽ tham gia vào. Hoàn toàn giống như lợi tức phát sinh ngẫu nhiên, việc mua bán không tính toán các chứng khoán của công ty sáp nhập thường xuyên tạo ra cơ hội mua lớn. Cả lợi tức phát sinh ngẫu nhiên và chứng khoán của các công ty sáp nhập đều được phân bổ đến các nhà đầu tư, những người lúc đầu quan tâm đến lĩnh vực khác.
Vì các nhà đầu tư không muốn nhận lợi tức phát sinh ngẫu nhiên và chứng khoán của công ty sáp nhập nên hai sản phẩm đầu tư trên thường được bán mà không làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư. Kết quả là chúng (thật đáng ngạc nhiên) lại mang lại cho bạn rất nhiều tiền. Hy vọng là từ bây giờ bạn sẽ tin vào tôi (nhưng chỉ trong trường hợp là bạn phải thực hành thật).