Cùng tìm hiểu về xu hướng giá

Mục lục

Views: 266

Trong những phần trước, chúng ta đã tìm hiểu các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự bị phá vỡ như thế nào do sự thay đổi kỳ vọng của nhà đầu tư, từ đó dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung/cầu. Sự thay đổi này thường xảy ra đột ngột và diễn biến theo thông tin. Xu hướng giá thể hiện sự thay đổi đồng hướng liên tục của giá (tức là sự thay đổi kỳ vọng của nhà đầu tư). Xu hướng khác với ngưỡng hỗ trợ/kháng cự ở chỗ, xu hướng thể hiện sự thay đổi, còn ngưỡng hỗ trợ/kháng cự là rào cản đối với sự thay đổi.

Trong hình trên, xu hướng tăng được hình thành khi các đáy sau cao hơn đáy trước. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng xu hướng tăng xuất hiện khi các ngưỡng hỗ trợ dịch chuyển lên mức cao – những người kỳ vọng thị trường tăng (the bulls) đang thắng thế và đẩy giá cổ phiếu lên mức cao hơn.

Xu hướng giảm được hình thành khi các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng xu hướng giảm xuất hiện khi các ngưỡng kháng cự dịch chuyển xuống mức thấp hơn – những người kỳ vọng thị trường giảm (the bears) đang thắng thé và đẩy giá cổ phiếu xuống mức thấp hơn. Hình bên dưới thể hiện xu hướng giảm.

Tương tự khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ/kháng cự do kỳ vọng thay đổi, giá cũng có thể phá vỡ đường xu hướng tăng/giảm. Hình bên dưới cho thấy đường xu hướng giảm của cổ phiếu AT&T bị phá vỡ vì nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ không còn giảm nữa. Tương tự nhu những gì thường diễn ra tại các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự, giai đoạn phân vân của nhà đầu tưu cũng hay xuât hiện sau giai đoạn phá vỡ tạm thời của đường xu hướng.

[block id=”footer-newsletter-signup”]

Trong hình đường xu hướng giảm bị phá vỡ, sau khi giá cổ phiếu bứt phá lên trên đường xu hướng giảm thì người kỳ vọng thị trường xuống tạm thời giành lại quyền kiểm soát và đẩy giá giảm trở lại đường xu hướng (giai đoạn phân vân của nhà đầu tư). Sau giai đoạn phân vân, giá cổ phiếu bứt phá mạnh mẽ.

 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin