Phá sản dường như vẫn không phải là một mảnh đất màu mỡ để đầu tư. Đó là sự thật, song không hoàn toàn chính xác. Một phần của thế giới đầu tư là những công ty đang trong giai đoạn phá sản, nơi chứa đầy những cơ hội, và cả những bãi mìn. Cha tôi từng nói, cách tốt nhất để tiếp cận lĩnh vực đầu tư này là phải tiếp cận nó bằng đầu óc rộng mở chứ không phải là tiếp nhận nó qua cái cái nhìn thiển cận. Mặc dù cổ phiếu của các công ty đang trong tình trạng phá sản thường bị đánh giá thấp, nhưng không có nghĩa là giá cổ phiếu của tất cả các các công ty có nguy cơ phá sản đều thấp.
Hơn nữa, khi tiến hành đầu tư vào các công ty phá sản, bạn phải lựa chọn lĩnh vực đầu tư thích hợp. Đó là cách duy nhất để tránh đưa bạn vào tình thế “sa lầy”. Sau khi đã đánh giá (và giảm thiểu) những rủi ro khi đầu tư vào các doanh nghiệp phá sản, bạn sẽ có thể “lựa chọn lĩnh vực và công ty để đầu tư” trong số những công ty phá sản và lấy đó làm kho chứa cho vũ khí đầu tư của bạn.
Các công ty phá sản có thể bị ra tòa vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc kinh doanh yếu kém là một trong những nguyên nhân đó. Ngoài ra còn một số các nguyên nhân khác như do quản lý kém, mở rộng doanh nghiệp quá sức, do các quy định của chính phủ, do tính pháp lý của sản phẩm, hay các điều kiện về công nghiệp thay đổi.
Trong thập kỷ vừa qua, có rất nhiều doanh nghiệp tiềm năng và kinh doanh hiệu quả vẫn bị chèn ép dẫn đến phá sản vì vỡ nợ do hậu quả của việc liên kết hoặc do vay vốn quá cao. Trong một số trường hợp khác, có những doanh nghiệp có thể đã quá hạn trả khoản tiền nợ thường kỳ. Đồng thời chính những dự án quá lạc quan hay việc vay vốn từ quá nhiều nguồn cũng dẫn đến sự phá sản của những công ty được đánh giá tương đối tốt. Chính những tình huống hấp dẫn nhưng có tỉ suất vốn vay vượt mức này sẽ tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn nhất cho bạn.
Dù bạn có lạc quan nghĩ đến viễn cảnh tốt đẹp của một công ty cụ thể nào đó trong phá sản, thì việc mua cổ phiếu thường của một công ty vừa đệ đơn xin mở thủ tục phá sản thường không được coi là ý kiến hay. Khi đó, các cổ đông hiện tại của công ty phá sản này đang đứng dưới chân cột mốc của chiếc thang đo quá trình phá sản. Còn nhân viên, ngân hàng, chủ sở hữu trái phiếu, và các chủ nợ (chủ yếu là các công ty cung cấp) sẽ được xếp trước những cổ đông hiện tại khi phân chia tài sản của công ty đó. Mặc dù quá trình phá sản cho phép doanh nghiệp có một khoảng thời gian nhất định để cơ cấu lại, thậm chí một doanh nghiệp có thể được vực dậy thành công ngay trong giai đoạn này, nhưng hầu hết những cổ đông nắm cổ phần trước giai đoạn phá sản của doanh nghiệp đó vẫn không được chia nhiều tài sản.
Đứng trước bờ vực phá sản, cổ phiếu thường của những công ty đang trong giai đoạn phá sản được mua bán với giá khá cao, thậm chí cao đến vô lý. Sự nâng giá trị này có thể do giá cổ phiếu mua theo giá đô la xuống thấp, do sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư, hay do những dự đoán không được cảnh báo trước. Tuy nhiên, rất khó lí giải cho hiện tượng này. Điều quan trọng cần ghi
nhớ là việc mua cổ phiếu thường của một công ty đang phá sản hiếm khi được coi là một chiến lược đầu tư sinh lời. Vì vậy, cần nhắc lại một lần nữa là, nếu bạn có thừa tiền và muốn đốt nó đi, thì tốt hơn là bạn hãy chạy đi mua một bản nữa của cuốn sách này.
Vậy nếu việc mua cổ phiếu của một công ty đang phá sản không phải là cách làm hay, thì cách đầu tư nào sẽ đem lại hiệu quả cao đây? Câu trả lời là: đầu tư vào tất cả các cổ phiếu. Trước hết là những trái phiếu do công ty đang phá sản phát hành. Đôi khi, những trái phiếu này có thể được mua với giá chỉ bằng 20% hoặc 30% mệnh giá của chúng. Thông thường, một công ty có thể có nhiều loại trái phiếu: trái phiếu kỳ hạn lâu năm có bảo đảm, trái phiếu kỳ hạn trung bình, trái phiếu thứ cấp, trái phiếu kỳ hạn thấp, trái phiếu không có phiếu thưởng, và cả những loại trái phiếu không có tên gọi nữa, tất cả các loại trái phiếu này đều mang đến những quyền hạn khác nhau và giá mua bán cũng khác nhau. Ngoài ra còn có những khoản nợ ngân hàng.
Trong một vài năm gần đây, thị trường chứng khoán chuyển động như vũ bão đã làm xuất hiện những khoản vay ngân hàng không trả được từ các công ty phá sản. Một mạng lưới các hãng môi giới chuyên về trao đổi những khoản nợ ngân hàng của các công ty đang gặp tình cảnh suy thoái xuất hiện. Dĩ nhiên, nợ ngân hàng cũng có nhiều loại hình khác nhau như: nợ lâu năm, có đảm bảo, không đảm bảo, hay nhiều loại khác nữa, cũng như có nhiều loại giá và nhiều điều kiện khác nhau đối với mỗi mức độ tùy theo tình trạng phá sản của công ty. Trong một số trường hợp, có thể chúng được mua lại một phần nhỏ giá trị cho vay ban đầu của khoản nợ ngân hàng.
[read more]
Có thể thêm vào danh sách những khoản nợ ngân hàng được mua bán nhiều quyền khiếu nại bồi thường thương mại. Quyền khiếu nại bồi thường xuất phát từ những nhà cung cấp không được thanh toán cho các mặt hàng hóa, nguyên vật liệu và dịch vụ mà họ đã cung ứng cho công ty trước khi công ty tuyên bố phá sản. Mặc dù việc mua bán quyền khiếu nại bồi thường khá phức tạp, nhưng có rất nhiều nhà môi giới chứng khoán chuyên về trao đổi cổ phiếu của các công ty đang gặp khó khăn vẫn sẵn sàng cung cấp thị trường cho lĩnh vực này.
Tuy nhiên, việc có thể mua trái phiếu, nợ ngân hàng, và quyền khiếu nại bồi thường của các công ty phá sản không có nghĩa là bạn nên mua chúng. Trong một quá trình phá sản điển hình, có rất nhiều vấn đề về pháp lý và tài chính cần được giải quyết không chỉ là giữa bên mắc nợ và những chủ nợ, mà còn giữa các loại quyền khiếu nại bồi thường có liên quan và những ưu tiên đối với các cấp chủ nợ khác nhau. Các vụ đàm phán về quá trình phá sản của mỗi công ty thường không giống nhau. Những nhà đầu tư tập trung vào lĩnh vực này, đôi khi được gọi là “những con chim kền kền” hay “những nhà đầu tư trục lợi”, có nhiều kinh nghiệm gỡ rối vấn đề và hiểu rõ các vấn đề pháp lý và tài chính có liên quan. Đôi khi, ở thời kỳ đầu của quá trình phá sản, có quá ít các thông tin tài chính cũng như các vấn đề về thời gian và pháp lý, tất cả các yếu tố đó đều không đủ rõ ràng để đưa ra quyết định.
Ngay cả các nhà đầu tư chuyên trục lợi đó cũng chỉ có thể dựa vào những kinh nghiệm đã từng trải qua. Hơn nữa, lĩnh vực này, cũng như buôn chứng khoán rủi ro, đã trở nên phổ biến trong vài thập kỷ gần đây. Dù vẫn còn rất nhiều cơ hội cho những người muốn đầu tư vào cổ phiếu của các công ty đang phá sản, nhưng trừ khi bạn sẵn sàng muốn biến công việc đầu tư chuyên biệt này thành công việc đặc thù chiếm toàn bộ thời gian, nếu không tốt nhất bạn hãy tập trung sức lực đầu tư vào một lĩnh vực, một công ty cụ thể có tiềm năng.
Bạn nghĩ sao nếu biết rằng tại một thời điểm nào đó trong quá trình phá sản tất các vấn đề phức tạp đều được giải quyết? Nếu bạn biết rằng luôn có sẵn một hồ sơ công khai vạch ra khá rõ các bước đi của quá trình phá sản, với những dự án quản lý về việc vận hành trong tương lai của công ty thì bạn sẽ phản ứng như thế nào? Nếu bạn biết được rằng có một cơ hội để mua cổ phiếu từ những người bán không cần chúng và không bao giờ muốn có chúng nữa thì bạn có nên mua ngay không? Bạn nên suy nghĩ, cân nhắc cẩn thận, bởi đây có thể chỉ là bình cũ rượu mới.
Nói chung, luôn có một thời điểm, và bạn có thể nhận ra nó. Nếu bạn đầu tư vào các công ty đang trong giai đoạn phá sản, với mọi rủi ro và rắc rối của nó, một khi công ty đó được vực dậy sau phá sản, thì sẽ xuất hiện có một cơ hội để đầu tư mới, gần giống dạng đầu tư cũ. Chủ các khoản nợ của công ty phá sản đó, dù là nợ ngân hàng, nợ trái phiếu, hay quyền khiếu nại bồi thường thương mại, thường không yêu cầu khoản bồi thường phá sản của họ được trả bằng tiền mặt. Hơn nữa, hầu hết các công ty đã đệ đơn xin mở thủ tục phá sản cũng không có nhiều tiền mặt để trung chuyển.
Do đó, trong khi hầu hết những chủ nợ lâu năm có thể được trả bằng tiền mặt, thì các chủ nợ thông thường sẽ được đổi cổ phiếu để bồi thường phá sản cho họ – thường là loại trái phiếu mới phát hành hoặc cổ phiếu thường. Vì vậy, những người nắm giữ cổ phiếu và trái phiếu mới của một công ty vừa vực dậy sau phá sản phần lớn lại là những chủ nợ cũ của công ty đó. Những cổ đông cũ, những nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu trước khi công ty đệ đơn tuyên bố phá sản, thường được thanh toán hoàn toàn hoặc được cấp phiếu bảo đảm hay cổ phiếu thường ở công ty mới chỉ với một giá tượng trưng.
Cơ hội của bạn đến từ việc phân tích những cổ phiếu thường mới. Trước khi cổ phiếu mới được đem ra trao đổi thì tất cả những thông tin về các bước của quá trình phá sản, những thành tích trong quá khứ của công ty, và cơ cấu hình thành vốn mới sẽ đuợc nêu rõ trong một bản báo cáo minh bạch của công ty. Tóm lại, những khó khăn trong quá khứ của công ty và đề xuất cho các kế hoạch tương lai sẽ được trình bày đầy đủ.
Khi cổ phiếu mới được cấp cho các ngân hàng, những người giữ trái phiếu cũ, chủ nợ, chúng ta sẽ có nhiều lý do để tin rằng những người nắm giữa cổ phiếu thường mới không hề quan tâm đến việc làm cổ đông dài hạn. Vì một vài lý do nào đó, những chủ nợ cũ bị kẹt trong những khoản đầu tư không mong muốn. Do đó, họ có lý do để tỏ ra lo lắng và họ sẽ là người sẵn sàng muốn bán cổ phiếu mới. Trên thực tế, các ngân hàng, nhà đầu tư và những nhà cung cấp trái phiếu có đủ mọi lý do để bán cổ phiếu của họ thật nhanh chóng. Khi các tình huống này diễn ra, bạn sẽ có nhiều cơ hội để mua cổ phiếu mới. Tuy nhiên, khi đầu tư vào cổ phiếu mới phát hành của các công ty từng phá sản, tôi buộc phải nhắc lại cụm từ vô giá sau: Phải biết chọn đúng nơi đầu tư.
Không giống trường hợp các công ty con thành lập sau khi đã tách từ một công ty cũ lớn hơn, trong trường hợp này rất có thể việc mua bán ngẫu nhiên cổ phiếu của các công ty phá sản mới nổi gần đây sẽ dẫn đến một trào lưu của những vụ đầu tư siêu dài hạn. Có một vài nguyên nhân dẫn đến việc này, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất là rất nhiều công ty gặp kinh doanh khó khăn hoặc kinh doanh không có lãi, hay có vị trí công nghiệp không cạnh tranh hoặc gặp hạn chế về thị trường. Rất nhiều công ty không có vốn để làm việc hiệu quả, ngay cả sau khi đã cố thực hiện những yêu cầu trả nợ trong quá trính phá sản.
Nếu một công ty dễ bán, có nhiều khả năng các chủ nợ sẽ ép bán trong khi công ty vẫn đang ở trong tình trạng phá sản. Kết quả là, nhiều khi chất lượng của các công ty được vực dậy sau giai đoạn phá sản không thực chất tốt như thị giá của nó. Thành tích dài hạn của cổ phiếu trong công ty đó sẽ phản ánh sự thực này, mặc dù trên thực tế những công ty gặp phải tình huống khó khăn đó thường được thanh lý và sẽ không bao giờ thoát khỏi phá sản.
Trong những năm gần đây, nhóm nhà đầu tư được nói tới ở trên – những nhà đầu tư theo kiểu chim kền kền – đã tạo ra ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến thị trường của những công ty phá sản. Các nhà đầu tư này có dự định mua toàn bộ những khoản nợ ngân hàng, trái phiếu, và quyền khiếu nại bồi thường thương mại của một công ty trong khi công ty đó vẫn đang trong tình trạng phá sản (trước khi có những quy định về phá sản của công ty) để đổi lấy những khoản nợ và cổ phiếu mới phát hành. Các nhà đầu tư trục lợi này đánh cược rằng mẻ cổ phiếu và khoản nợ mới sẽ bán được với giá đủ cao để họ đạt được lợi nhuận.
Họ hy vọng “tạo ra” cổ phiếu mới với giá hấp dẫn qua việc mua lại những quy định về nợ của công ty phá sản đó. Theo nhiều hình thức sở hữu khác nhau, cổ phiếu mới vừa được phát hành đã được “bầy chim kền kền sàng lọc qua” trước khi các nhà đầu tư cổ phiếu thông thường nhìn thấy nó lần đầu tiên. Vậy thì tại sao lại phải mất công tìm kiếm những món hời từ cổ phiếu mới phát hành của những công ty vừa phá sản? Lý do chủ yếu là, mặc dù có các “con chim kền kền” xung quanh, vẫn có đầy những điều kiện chín muồi cho cổ phiếu mới được mua với giá thấp.
Đầu tiên, những nhà đầu tư trục lợi kia mặc dù rất thông thạo những vấn đề phức tạp về luật và tài chính trong lĩnhvực phá sản, nhưng họ có thể không có cùng tầm nhìn và nhận thức giống như những nhà đầu tư giá trị dài hạn. Hơn nữa, những nhà đầu tư trục lợi thường không mua toàn bộ giá trị hiện có của cổ phiếu nợ trong những côngty vừa phá sản. Điều đó khiến các ngân hàng, những người có trái phiếu và những nhà cung cấp – nhóm người thường không khao khát tìm kiếm loại cổphiếu đó trở thành người hùng, với một nguồn cổ phiếu dư thừa – sẵn sàng để chào bán.
Không những thế còn có cả thị trường Phố Wall. Không giống các tổ chức từ thiện và những tộc người ngây thơ, khờ khạo, thị trường này không hoạt động miễn phí. Thông thường, khi một công ty chào bán cổ phiếu đợt đầu tiên của mình ra công chúng, có vô số các nhà môi giới chứng khoán tham gia chào bán cổ phiểu mới cho khách hàng của họ. Những nhà môi giới này có động cơ thúc đẩy là những khoản hoa hồng kếch xù sau khi tham gia bán hàng. Những công ty môi giới liên quan đến vấn đề bảo hiểm trên nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nghiên cứu của mình triển khai tìm hiểu tin tức về cổ phiếu mới. Các nhà quản lý thăm dò mở rộng thị trường để tìm ra triển vọng của công ty đó.
Ngược lại, thị trường Phố Wall lại thường bỏ qua cổ phiếu của những công ty vừa thoát khỏi phá sản. Không nhà môi giới nào nghĩ đến việc giới thiệu chúng vì không có hoa hồng, không có báo cáo nghiên cứu, không có những cuộc thăm thám tình hình. Đó là lý do vì sao những cổ phiếu này đôi khi được gọi là cổ phiếu mồ côi. Những người nắm cổ phiếu thì thờ ơ còn Phố Wall thì không quan tâm. Do đó, có thể phải mất một khoảng thời gian khá dài, giá của cổ phiếu mới phát hành của các công ty sau phá sản mới phản ánh được chính xác triển vọng của công ty.
Khi những công ty này bị đánh giá thấp, bạn phải làm thế nào để phân biệt cổ phiếu giá thấp và những món hời thực sự? Một cách để tránh được những sai lầm là nghe theo sự chỉ đạo của Warren Buffett và bám vào những công ty kinh doanh tốt. Điều này về căn bản sẽ giúp hạn chế được rủi ro. Như đã đề cập ở trên, một nơi vô cùng thuận lợi để bắt đầu là một loạt các công ty vừa trải qua quá trình phá sản vì lý do vỡ nợ do bị tiếp quản hay có vốn vay quá cao. Có thể cả quá trình kinh doanh của một công ty là rất tốt nhưng do gặp phải một vấn đề ngắn hạn và công ty đó đã bị vỡ nợ dẫn đến phá sản.
Có thể lợi nhuận của công ty không sinh nhanh như dự tính ban đầu để trả hết số nợ có lãi suất cao, do đó, công ty buộc phải đệ đơn xin phá sản. Đôi khi có những công ty dù đạt được thành tích lớn vẫn phải kết thúc bằng phá sản, đơn giản chỉ vì họ đã chi trả tiền quá mức cho những khoản tài sản “chiến lợi phẩm”. Một lý do khác nữa để chứng minh một công ty làm ăn khá tốt vẫn bị buộc
phải đệ đơn phá sản là việc bảo vệ mình khỏi những vụ kiện về tính pháp lý của sản phẩm. Nếu tính pháp lý bắt nguồn từ một dòng sản phẩm độc nhất và bị gián đoạn, vụ kiện thường được giải quyết buộc phá sản, và một công ty vững vàng vẫn có thể được xây dựng lại.
Công ty về công nghiệp Walter Industries là một ví dụ về việc một công ty tốt trong phá sản đã thành công khi giải quyết ổn thỏa tính pháp lý của sản phẩm chất Amiăng. Đôi khi, một công ty có thể thoát khỏi phá sản bằng cách bán đi những dòng sản phẩm không sinh lợi và tập trung đặt tương lai của mình vào một hay hai bộ phận có triển vọng khả quan, sinh lời. Chiến thuật này có thể tạo nên sự đột phá cho một doanh nghiệp yếu nhưng có tiềm năng sau quá trình phá sản. Sự tăng gấp trăm lần giá trị cổ phiếu của công ty sản xuất đồ chơi Toys R Us – công ty tồn tại và đi lên từ sau cuộc phá sản của chuỗi của hàng Intestate Department, là một ví dụ những chứng minh chỉ với một cổ phiếu mồ côi cũng tạo nên một triển vọng phát triển tốt.
Cuối cùng, nếu bạn thích sống nghèo nàn, bạn có thể lựa chọn mua những cổ phiếu cực kỳ rẻ. Những cổ phiếu này có thể không thuộc về các công ty nổi tiếng hoặc tốt nhất, nhưng do tác động của quá trình phá sản, cổ phiếu có thể rẻ khi so sánh với những công ty tương tự khác cùng lĩnh vực đó. Cổ phiếu mới của một công ty phá sản có thể bị đánh giá khá thấp bởi vì những nhà phân tích Phố Wall không quan tâm đến những cổ phiếu không lôi kéo được sự chú ý của các cơ quan, hay đơn giản bởi vì công ty đó vẫn bị mang tiếng xấu vì vụ kiện phá sản.
Trong nhiều trường hợp, các nhà đầu tư có thể thấy hệ thống vốn mới tuy được tái cơ cấu nhưng vẫn chứa đầy rủi ro. Và một lần nữa, trong những tình huống như vậy, việc huy động thêm vốn có thể cho phép các nhà đầu tư đạt được nguồn lợi nhuận cao nếu công ty làm ăn tốt. Còn một lý do khác nữa khiến một cổ phiếu mồ côi bị đánh giá thấp, đó là thị giá của nó thấp. Những tình huống nho nhỏ sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư trục lợi vì thời gian và nỗ lực mà họ bỏ ra thực hiện những phân tích cần thiết không mang lại cho họ vị trí đủ lớn trong khoản nợ của công ty phá sản đó.
Lý thuyết chung cũng áp dụng cho những nhà phân tích và những tổ chức đầu tư. Những tình huống này thực sự bị bỏ phí và có thể được mua lại với giá thấp trong một khoảng thời gian trước khi người ta phát hiện ra chúng. Cuối cùng, các nhà đầu tư được khuyên nên bám trụ vào một vài công ty vừa thoát khỏi phá sản nhưng có phương thức kinh doanh tốt – những công ty có vị trí trên thị trường, tên nhãn hiệu, quyền kinh doanh, hay có khả năng phát triển mạnh. Tóm lại, nó giúp tạo ảnh hưởng tốt để có thể áp dụng những khái niệm về đầu tư của Buffett cho một nhóm cổ phiếu mồ côi mà không bị Phố Wall theo dõi.
[/read]