Ngưỡng hỗ trợ/kháng cự thực chất không qua phức tạp. Bản chất của ngưỡng hỗ trợ/kháng cự là một dạng đường cung cầu cơ bản. Trong kinh tế học, đường cung/cầu thể hiện quan hệ cung cầu ở một mức giá nhất định.
Trong hình trên, đường cung thể hiện số lượng mà bên bán sẵn sàng bán ra tại một mức giá nhất định (chẳng hạn như số lượng cổ phiếu). Đường cung luôn hướng lên vì khi giá tăng, số lượng người bán cũng tăng (nghĩa là có thêm nhiều người sẵn sàng bán ra khi giá cao hơn).
Đường cầu thể hiện số lượng chứng khoán mà bên mua sẵn sàng mua tại một mức giá nhất định. Đường cầu luôn hướng xuống vì khi giá giảm, số lượng người mua sẽ tăng. Tất nhiên, bên mua và bên bán không thể chọn mức giá bất kỳ để mua và bán. Họ phải chọn một mức giá mà bên mua sẵn sàng mua và bên bán sẵn sàng bán. Từ đó tạo ra điểm cân bằng, xuất hiện khi đường cung và đường cầu cắt nhau (trong hình trên là khoảng 37 đô la).
Hoctc-Learning Finance for Better Life
Tại một mức giá bất kỳ, đồ thị cung/cầu cho thấy số lượng người mua và người bán. Ví dụ, hình trên tại mức giá 42 đô la sẽ có 10 người mua và 25 người bán. Ngưỡng hỗ trợ xuất hiện tại mức giá mà đường cung chạm vào trục tung (cột giá trong hình là mức giá 27 đô la). Giá không giảm xuống thấp hơn mức này vì không có người bán sẵn sàng bán ra với mức giá thấp hơn 27 đô la. Ngưỡng kháng cự xuất hiện tại mức giá mà đường cầu chạm vào trục tung (cột giá trong hình trên là 47 đô la). Giá không tăng cao hơn mức này vì không có người mua sẵn sàng mua vào với mức giá cao hơn 47 đô la.
Trong một thị trường tự do, đường cung/cầu liên tục thay đổi. Khi kỳ vọng nhà đầu tư thay đổi, mức giá mà bên mua và bên bán chấp nhận cũng thay đổi theo. Giá bứt phá (breakout) lên trên ngưỡng kháng cụ là bằng chứng đường cầu sẽ dịch chuyển lên vì có nhiều người sắn sàng mua với giá cao hơn. Tương tự, giá phá vỡ xuống dưới mức ngưỡng hỗ rợ cho thấy đường cung sẽ dịch chuyển xuống.
[block id=”footer-newsletter-signup”]
Nền tảng của phần lớn các công cụ phân tích kỹ thuật cũng như việc định giá hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ đều bắt nguồn từ quan hệ cung cầu. Biểu đồ giá chứng khoán cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về cung/cầu trong thực tế.