Tổng quan đường số mã chứng khoán tăng/giảm
Đường số mã chứng khoán tăng/giảm (đường Advance/Decline – A/D) chính là chỉ báo đo độ rộng thị trường được sử dụng rộng rãi nhất.So với sự biến động của các chỉ số (ví dụ Dow Jones, S&P 500) thì đường A/D được xem là thước đo hiệu quả về sức mạnh thị trường.
Cách sử dụng đường số mã chứng khoán tăng/giảm
Đường A/D là một công cụ hữu ích dùng để đo sức mạnh của toàn thị trường. Khi số lượng mã chứng khoán tăng giá nhiều hơn giảm giá thì đường A/D hướng lên trên (và ngược lại). Vì đường A/D luôn bắt đầu tại điểm 0 nên giá trị số học của đường A/D không quan trọng, mà độ dốc và mẫu hình của chỉ báo này mới thực sự quan trọng.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng đường A/D giúp họ nhận biết được sức mạnh thị trường hiệu quả hơn csac chỉ số thông dụng như Dow Jones hay S&P 500. Bằng việc phân tích xu hướng của đường A/D, chúng ta có thể biết được thị trường đang trong xu hướng tăng hay giảm, xu hướng hiện tại có tiếp tục hay không và xu hướng hiện tại đã kéo dài bao lâu.
Một cách sử dụng khác của đường A/D là xác định phân kỳ giữa chỉ số DJIA (hay một chỉ số tương tự) và đường A/D. Thông thường, chúng ta có thể dự đoán được điểm dừng của thị trường giá lên khi đường A/D bắt đầu đảo chiều trong khi chỉ số DJIA vẫn tiếp tục xác lập các đỉnh mới. Trong quá khứ, khi xuất hiện phân kỳ giữa DJIA và đường A/D thì chỉ số DJIA sẽ đảo chiều và đi theo xu hướng của đường A/D.
Mối quan hệ giữa đường A/D và chỉ số DJIA cũng như câu ngạn ngữ “trên bảo dưới không nghe”, khi DJIA đang xác lập các đỉnh mới còn đường A/D thì không.
Ví dụ đường số mã chứng khoán tăng/giảm
Hình trên biểu thị chỉ số DJIA và đường A/D, trong đó DJIA liên tục xác lập đỉnh mới trong 12 tháng trước khi “sụp đổ” vào năm 1987, Trong suốt thời kỳ này, đường A/D không thể xác lập được đỉnh mới. Phân kỳ này thường dẫn đến sự đảo chiều, như từng diễn ra vào năm 1987.
Cách tính đường A/D
Đường A/D được tính bằng cách lấy số mã chứng khoán tăng giá trừ đi số mã chứng khoán giảm giá và sau đó cọng giá trị này vào tổng tích lũy.
Giá trị A/D liền trước + (Số mã chứng khoán tăng giá – số mã chứng khoán giảm giá)
Cùng xem bảng mình họa cách tính đường A/D
- Cột D là hiệu của số mã chứng khoán tăng giá và số mã chứng khoán giảm giá (tức là cột B trừ cột C).
- Cột E là tổng tích lũy của cột D/ Đây là đường A/D.
[row ]
[col span=”1/6″ ]
A
Ngày
25/04
28/04
29/04
30/04
01/05
02/05
05/05
[/col]
[col span=”1/6″ ]
B
Số mã chứng khoán tăng giá
789
1348
2085
1599
1450
2119
1958
[/col]
[col span=”1/6″ ]
C
Số mã CK giảm giá
1662
1085
531
941
102
476
677
[/col]
[col span=”1/6″ ]
D
Cột B trừ Cột C
– 2873
263
1554
658
429
1643
1281
[/col]
[col span=”1/6″ ]
E
Tổng tích lũy của Cột D
2873
2610
944
1602
2031
3674
4955
[/col]
[/row]