Hiểu về giai đoạn phân vân khi đầu tư

Mục lục

Views: 251

Sau khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ/kháng cự, nhà đầu tư thường phân vân về mức giá mới. Ví dụ, sau khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự, bên mua và bên bán hoài nghi về sự bền vững của mức giá mới cao hơn và có thể quyết định bán ra. Điều này tạo nên một hiện tượng được gọi là giai đoạn phân vân của nhà đầu tư – khi giá tạm thời quay về ngưỡng hỗ trợ/kháng cự sau khi đã phá vỡ các ngưỡng này.

Chúng ta hãy quan sát biến động của giá cổ phiếu Questar trong hình dưới và lưu ý đến sự bứt phá sau hai lần điều chỉnh khi giá trở lại ngưỡng kháng cự.

Diễn biến giá chứng khoán sau giai đoạn phân vân của nhà đầu tư rất quan trọng. Một trong hai khả năng có thể xảy ra: nhà đầu tư cho rằng mức giá mới không bền vững và giá sẽ trở lại mức trước đó, hoặc họ chấp nhận mức giá mới và giá sẽ tiếp tục dịch chuyển theo hướng phá vỡ ngưỡng hỗ trợ/kháng cự.

Sau giai đoạn phân vân, nếu đa số nhà đầu tư đều cho rằng mức giá mới không bền vững thì sẽ xuất hiện một bẫy tăng giá (bull trap/false breakout). Hình dưới cho thấy giá chứng khoán phá vỡ ngưỡng kháng cự gần mức 33 đô la (và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tăng), nhưng sau đó giá lại rớt xuống dưới ngưỡng kháng cự làm cho những người này phải nắm giữ cổ phiếu ở mức giá quá cao.

Tâm lý tương tự cũng có thê tạo ra một bẫy giảm giá (bear trap). Hình dưới cho thấy cổ phiếu AlliedSignal nhiều lần kiểm chứng ngưỡng hỗ trợ gần mức 16 đo la. Ngưỡng hỗ trợ này không thành công vì giá đã rớt xuống thấp hơn, nhưng cũng đủ làm cho những người kỳ vọng giá giảm bán (hoặc bán khống) cổ phiếu. Sau đó, giá cổ phiếu tăng trở lại ngưỡng hỗ trợ, nhưng thay vì quay đầu giảm thì giá lại tiếp tục tăng cao, khiến những người theo trường phái giá xuống phải thất vọng.

Một xu hướng khác có thể xảy ra sau giai đoạn phân vân là kỳ vọng của nhà đầu tư có thể thay đổi và chấp nhận mức giá mới. Trong trường hợp này, giá sẽ tiếp tục dịch chuyển theo hướng phá vỡ ngưỡng hỗ trợ/kháng cự (tức là giá tiếp tục tăng sau khi ngưỡng kháng cự bị phá vỡ hoặc giảm tiếp nếu ngưỡng hỗ trợ bị xuyên thủng). Hình dưới cho thấy sau hai giai đoạn bên mua và bến bán phân vân về mức giá mới, kỳ vọng của họ đã thay đổi hẳn khi giá bứt phá mạnh lên trên ngưỡng kháng cự 35 đô la.

Một cách hiệu quả để xác định mức độ kỳ vọng sau giai đoạn bứt phá là phân tích khối lượng giao dịch trong giai đoạn đó. Nếu giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ/kháng cự với khối lượng tăng mạnh thì mức kỳ vọng mới sẽ được thiết lập. Điều này đặc biệt đúng nếu khối lượng giảm trong suốt giai đoạn phân vân của nhà đầu tư (tức là chi rmột số ít nhà đầu từ phân vân về mức giá mới).

Ngược lại, giai đoạn bứt phá đi kèm với khối lượng vừa phải cho thấy có rất ít nhà đầu tư thay đổi kỳ vọng và việc giá trở lại mức kỳ vọng ban đầu (tức là mức giá ban đầu) hoàn toàn có khả năng xảy ra. Hính dưới minh họa quá trình phá vỡ các ngưỡng kháng cự của hai cổ phiếu Eastman Kodak và IBM. Trong quá trình giá cổ phiếu Eastman Kodak vượt qua ngưỡng kháng cự, khối lượng giao dịch của cổ phiếu này tăng lên đáng kể. Trong suốt giai đoạn phân vân sau đó, khối lượng giao dịch của cổ phiếu này giảm. Cả hai dấu hiện này cho thấy sự bứt phá là chắc chắn và giá cổ phiếu sẽ tăng. Ngược lại, khối lượng giao dịch của cổ phiếu IBM chỉ ở mức trung bình khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự. Điều này cho thấy kỳ vọng không thay đổi và mức giá mới sẽ không tồn tại được lâu.

Một khái niệm quan trọng giữa ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Ngưỡng kháng cứ khi bị phá vỡ sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ mới. Tương tự, ngưỡng hỗ trợ khi bị xuyên thủng sẽ trở thành ngưỡng kháng cự mới. Điều này xảy ra do lớp nhà đầu tư mới kỳ vọng thị trường tăng đang nóng lòng chờ cơ hội mua vào ngay khi giá cổ phiếu chạm 10 đô la vì họ đã không mua vào khi giá thấp hơn 10 đô la (lúc đó những nhà đầu tư này dự báo tình hình sẽ không mấy khả quan). Hình bên dưới minh họa sự thay đổi từ ngưỡng kháng cự thành ngưỡng hỗ trợ. Sau khi giá phá với ngưỡng kháng cự ở mức gần 10 đô la thì mức này trở thành ngưỡng hỗ trợ mới.

Chúng ta có thể thấy ngưỡng hỗ trợ/kháng cự ở hình trên không hẳn là một mức giá cụ thể, vì thỉnh thoảng giá cũng vượt đường hỗ trợ/kháng cự. Trên thực tế, “ngưỡng này” chính là vùng giá dao động trong khoảng từ 9 – 10 đô la. Đây là trường hợp điển hình, Mục đích của ngưỡng hỗ trợ/kháng cự không phải để đưa ra một mức giá cụ thể mà nhằm củng cố quan điểm: kể từ điểm phá vỡ ngưỡng hỗ trợ/kháng cự, giá cổ phiếu sẽ biến động rất mạnh vì kỳ vọng đã thay đổi đáng kể.

Tương tự, khi giá giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng hỗ trợ thường trở thành ngưỡng kháng cự và rất khó bị phá vỡ. Khi giá tiếp cạn ngưỡng hỗ trợ trước đó (nay đã trở thành ngưỡng kháng cự), nhà đầu tư thường cố gắng hạn chế tổn thất bằng việc bán ra. Hình bên dưới cho thấy mức 21 đôla của cổ phiếu Boeing đã chuyển từ ngưỡng hỗ trợ sang ngưỡng kháng cự và ngược lại như thế nào.

Hiện tượng ngưỡng kháng cự trở thành ngưỡng hỗ trợ (và ngược lại) là rất phổ biến. Thật vậy, điều đầu tiên mà tôi tìm kiếm trên đồ thị là các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trong quá khứ. Điều này cũng giống như các chuyên gia dự báo thời tiết thường hỏi “Thời tiết gần đây thế nào?”. Trước khi có ý định mua hoặc bán, tôi cần phải nắm bắt tình hình chung, chẳng hạn tôi cần phải biết liệu tôi đang ở Đà Lạt trong mùa hè hay Sapa trong mùa đông.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin