Tổng quan về lý thuyết DOW
Năm 1897, Charles Dow xây dựng nên 2 chỉ số thị trường: Industrial Average (Chỉ số Công nghiệp) bao gồm 12 cổ phiếu blue-chip và Rail Average (Chỉ số Vận tải) bao gồm 20 cổ phiếu ngành đường sắt. Ngày nay, hai chỉ số này có tên gọi là Dow Jones Industrial Average và Dow Jones Transportation Average.
Lý thuyết DOW ra đời sau một loạt bài báo của Charles Dow đăng trên tờ The Wall Street Journal từ năm 1900 đến 1902 và là khởi nguồn của hầu hết các nguyên lý phân tích kỹ thuật hiện đại.
Điều thú vị là lý thuyết này ban đầu chủ yếu sử dụng xu hướng của thị trường chứng khoán như là một phong vũ biểu của nền kinh tế chứ không nhắm để dự báo giá cổ phiếu. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó hầu như đều chú trọng vào khía cạnh này.
Cách sử dụng Lý thuyết DOW
Lý thuyết DOW có sáu giả định sau:
- Chỉ số thị trường phản ánh tất cá. Giá một cổ phiếu đơn lẻ phản ánh tất cả mọi thứ được biết về cổ phiếu đó. Khi xuất hiện thông tin mới, thành viên thị trường sẽ nhanh chóng tiếp nhận thông tin và giá sẽ điều chỉnh tương ứng. Tương tự, chỉ số thị trường phản ánh tất cả mọi thứ mà tất cả các thành viên thị trường đều biết.
- Thị trường tồn tại 3 xu hướng. Thị trường chứng khoán luôn tồn tại ba xu hướng: Xu hướng chính, Xu hướng thứ cấp và Xu hướng nhỏ.
Xu hướng chính có thể là xu hướng giá lên hay giá xuống. Xu hướng chính thường kéo dài hơn 1 năm nhưng cũng có thể kéo dài nhiều hơn 1 năm nhưng cũng có thể kéo dài nhiều năm. Nếu thị trường liên tục tạo đỉnh và đáy cao hơn thì Xu hướng chính là xu hướng giá lên. Nếu thị trường liên tục tạo đỉnh và đáy thấp hơn. Xu hướng chính là xu hướng giá xuống.
Xu hướng thứ cấp là những đợt điều chỉnh trung hạn nằm trong Xu hướng chính. Những đợt điều chỉnh này thông thường kéo dài từ 1 – 3 tháng và mức điều chỉnh tưởng 1/3 đến 2/3 mức biến động trước đó của Xu hướng chính. Hình bên dưới minh họa Xu hướng chính (đường A) và hai Xu hướng thứ cấp (B và C)
Xu hướng nhỏ là những dịch chuyển ngắn hạn kéo dài 1 ngày đến 3 tuần. Xu hướng thứ cấp được cấu thành từ những Xu hướng nhỏ. Lý thuyết DOW cho rằng ở một mức độ nào đó, giá cổ phiếu trong ngắn hạn có thể bị thao túng (Xu hướng chính và xu hướng thứ cấp thì không bị ảnh hưởng) nên Xu hướng nhỏ không quan trọng và có thể cho tín hiệu sai. - Xu hướng chính có 3 giai đoạn. Lý thuyết DOW cho rằng giai đoạn thứ nhất được hình thành khi nhà đầu tư giá trị dự báo nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng dài hạn, và đẩy mạnh mua vào. Tâm lý chung của nhà đầu tư trong giai đoạn này là chán nản và suy sụp. Nhà đầu tư giá trị cho rằng chắc chắn sẽ có sự đảo chiều và đẩy mạnh mua vào khi các nhà đầu tư tuyệt vọng bán tháo.
Giai đoạn thứ hai hình thành khi lợi nhuận doanh nghiệp tăn gmạnh và nền kinh tế khởi sắc. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bắt đầu mua tích lũy.
Giai đoạn thứ ba hình thành khi lợi nhuận doanh nghiệp đạt kỷ lục và nền kinh tế thăng hoa. Đám đông (đã có đủ thời gian để quên đi sự chán nản và suy sụp trước đó) bây giờ cảm thấy hào hứng với thị trường chứng khoán – hoàn toàn tin tưởng rằng thị trường sẽ bùng nổ, và điên cuồng mua vào. Tronng giai đoạn này, một số nhà đầu tư mua nhiều trong giai đoạn thứ nhất bắt đầu bán ra vì dự báo thị trường sẽ sụt giảm.
Hình trên biểu thị bai giai đoạn của DJIA trong các năm trước khi diễn ra sự sụp đổ vào tháng 10/1987. Dự báo nền kinh tế sẽ phục hồi sau suy thoái, những nhà đầu tư giá trị bắt đầu tích lũy cổ phiếu trong giai đoạn thứ nhất (vùng A). Một loạt công ty công bố lợi nhuận tăng mạnh trong suốt giai đoạn thứ hai (vùng B) thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mua vào. Trạng thái hưng phân bao trùm trong suốt giai đoạn thứ ba (vùng C) khi đám đông điên cuồng mua vào. - Các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau. Down Jones Industrials (DJIA – Chỉ số công nghiệp) và Dow Jones Transports (DJTA – chỉ số vận tải) phải xác nhận lẫn nhau để khẳng định sự thay đổi thực sự của xu hướng. Cả hai chỉ số này phải vượt qua đỉnh/đáy trước đó để xác nhận sự thay đổi xu hướng.
Hình bên trên biểu thị DJIA và DJTA tại thời điểm bắt đầu của thị trường giá lên vào năm 1982. Sự thay đổi xu hướng được xác nhận khi cả hai chỉ số này đều vượt qua đỉnh trước đó. - Khối lượng giao dịch xác nhận xu hướng. Lý thuyết DOW tập trung chủ yếu vào biến đọng giá. Khối lượng giao dịch chỉ được sử dụng để xác nhận những trường hợp không chắc chắn. Khối lượng giao dịch sẽ gi tăng khi thị trường biến động cùng chiều với xu hướng chính. Nếu xu hướng chính là xu hướng giá xuống, khối lượng giao dịch sẽ tăng trong quá trình đi xuóng của thị trường. Nếu xu hướng chính là xu hướng giá lên, khối lượng giao dịch sẽ tăng trong quá trình đi lên của thị trường.
Hình trên cho thấy khối lượng giao dịch gia tăng xác nhận xu hướng chính là xu hướng giá lên. - Xu hướng không thay đổi cho đến khi có tín hiệu đảo chiều rõ ràng. Một xu hướng tăng hình thành khi xuất hiện liên tiếp đỉnh/đáy sau cao hơn đỉnh/đáy trước. Để đảo ngược một xu hướng tăng, phải có ít nhất một đỉnh mới và một đáy mới thấp hơn (khi đó xu hướng giảm thực sự hình thành). Khi cả DJIA và DJTA đều xác nhận sự đảo chiều xu hướng chính thì khả năng thị trường xuất hiện xu hướng mới là cực kỳ lớn. Xu hướng chính kéo dài càng lâu thì khả năng bị phá vỡ càng lớn.
Hình trên cho thấy DJIA tạo đỉnh mới cao hơn (điểm A), đáy mới cao hơn (điểm B) và xác nhận sự đảo chiều của xu hướng giảm (đường C). Dù có thể có một số ngoại tệ trong việc xác nhận xu hướng thị trường của DJIA và DJTA, nhưng lý thuyết đơn giản này vẫn rất có giá trị và được sử dụng rộng rãi. Nắm vững những nguyên lý này sẽ giúp chúng ta hiểu được thị trường.