Lý thuyết sóng Elliott

Mục lục

Views: 318

Tổng quan lý thuyết sóng Elliott

Lý thuyết sóng Elliott được đặt theo tên của Ralph Nelson Elliott. Dựa vào lý thuyết Dow và quá trình quan sát các hiện tượng tự nhiên. Elliott kết luận rằng qua việc quan sát và xác định mẫu hình sóng lặp đi lặp lại, chúng ta có thể dự đoán được biến động của thị trường chứng khoán. Elliott thậm chí còn tin rằng, không chỉ có thị trường chứng khoán mà tất cả hành vi của con người đều bị ảnh hưởng bởi những hệ thống sóng có thể xác định được.

Với sự trợ giúp từ C.J.Collins, ý tưởng của Elliott đã thu hút được sự chú ý của phố Wall qua loạt bài đăngm trên tạp chí Financial World vào năm 1939. Trong hai thập niên 1950 và 1960 (sau khi Elliott qua đời). Hamilton Bolton đã phát triển thêm các nghiên cứu của Elliott. Năm 1960, Bolton viết cuốn Elliott Wave Principle; A Critical Appraisal, đây là công trình nghiên cứu quan trọng đầu tiên về sóng Elliott sau khi ông mất.

Cách sử dụng lý thuyết sóng Elliott

Nền tảng cơ bản của lý thuyết sóng Elliott là nguyên tắc sóng tăng và sóng giảm. Sau đây là những nguyên tắc nền tảng của lý thuyết sóng Elliott.

  • Sau một sóng tăng là một sóng giảm và ngược lại.
  • Có 5 sóng trong xu hướng chính và sau đó là 3 sóng điều chỉnh (hệ thống sóng “5-3”).
  • 5 sóng trong xu hướng chính và 3 sóng điều chỉnh sẽ hoàn thành một chu kỳ. Hệ thống sóng 5-3 sau đó sẽ trở thành hai sóng thành phần cho hệ thống sóng 5-3 lớn hơn.
  • Mẫu hình 5-3 trong hệ thống sóng không thay đổi mặc dù độ dài thời gian có thể khác nhau.

Lý thuyết Sóng Elliott 5-3

Mẫu hình Elliott cơ bản có 8 sóng (5 sóng trong xu hướng tăng và 3 sóng trong xu hướng giảm) được đánh số 1,2,3,4,5,a,b và C như hình trên. Sóng 1,3 và 5 gọi là “sóng đẩy”. Sóng 2 và 4 gọi là “sóng điều chỉnh”. Sóng a,b và c là “sóng giảm”, điều chỉnh xu hướng chính từ 1 đến 5. Xu hướng chính được hình thành từ sóng 1 đến 5, có thể là sóng đẩy hoặc sóng điều chỉnh. Sóng a,b, và c luôn luôn dịch chuyển ngược chiều xu hướng chính của sóng 1 đến 5.

Lý thuyết Sóng Elliott cho rằng mỗi sóng lớn đều chứa trong nó một hệ thống sóng nhỏ hoàn chỉnh theo mẫu hình 5-3. Sóng dài nhất được gọi là Sóng siêu chu kỳ “Grand Supercycle”. Sóng siêu chu kỳ gồm nhiều Sóng chu kỳ lớn (Supercycles), Sóng cho kỳ lớn bao gồm các sóng chu kỳ (Cycles). Quá trình này tiếp diễn đến Sóng chính, và sóng Trung cấp, sóng nhỏ, sóng rất nhỏ và sóng siêu nhỏ.

Hình bên dưới biểu thị hệ thống sóng 5-3 bao gồm nhiều chu kỳ nhỏ hơn. Đồ thị này thể hiện mẫu hình sóng trong hình trên (đường nét đứt), nhưng có thêm các sóng trong chu kỳ nhỏ hơn. Ví dụ, chúng ta có thể thấy sóng đấy “1” trong hình bên trên bao gồm 5 sóng nhỏ hơn.

Nền tảng toán học cho Lý thuyết sóng Elliott là dãy số Fibonacci. Dãy số Fibonacci bắt đầu bằng 1 và số tiếp theo là tổng của hai số liền trước, ví dụ 1 1 2 3 5 8 13 21 34… (tức là 0+1=1, 1+1=2, 2+1=3, 3+2=5, 5+3=8, 8+5=13…) Mỗi chu kỳ sóng Elliott được định nghĩa là tập hợp những con sóng theo dãy số Fibonacci. Ví dụ, hình trên cho thấy 2 sóng chính (1 sóng đẩy và 1 sóng điều chỉnh), 8 sóng trung cấp (mẫu hình sóng 5-3 trong hình (sóng Elliott 5-3)) và 34 sóng nhỏ (được đánh số). Những con số 2,8 và 34 thuốc dãy Fibonacci.

Mỗi người theo trường phái Elliott có một cách đếm sóng riêng và kết hợp với dãy số Fibonaci để dự báo khung thời gian và cường độ biến động của thị trường từ vài phút, vài giờ đến vài nằm hay vài thập kỷ.

Nhìn chung, những người này cho rằng Sóng siêu chu kỳ gần đây nhất bắt đầu vào năm 1932 và sóng thứ 5 của chu kỳ này bắt đầu tại đáy của thị trường vào năm 1982. Tuy nhiên, kể từ năm 1982, giữa họ bắt đầu xuất hiện nhiều quan điểm khác biệt. Vào tháng 10/1987, nhiều người cho rằng sự sụp đổ của thị trường là thời điểm kết thúc chu kỳ, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ sau đó của thị trường đã khiến họ phải đánh giá lại cách thức đếm sóng. Trường hợp này đã bộc lộ nhược điểm của lý thuyết Sóng Elliott – giá trị dự báo phụ thuộc vào cách đếm sóng. Việc xác định đâu là sóng bắt đầu và đâu là sóng kết thúc hoàn toàn mang tính chủ quan.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin