Cổ phiếu hãng Greenman Brothers
Trước đây tôi luôn phải thuyết phục vợ tôi tham gia vào thị trường chứng khoán. Nhưng một hôm, cô ấy về nhà và nói, chúng tôi nên đầu tư vào một một loại cổ phiếu. Đó là cổ phiếu của một cửa hàng chuyên kinh doanh đồ chơi giáo dục cách nhà tôi không xa. Vợ tôi rất ấn tượng với ý tưởng và bầu không khí của cửa hàng và đã hỏi người quản lý cửa hàng (theo đúng lời khuyên của Peter Lynch) “Noodle Kidoodle có thuộc quyền quản lý của công ty cổ phần nào không”? Câu trả lời là: Do công ty cổ phần Greenman Brothers quản lý, và cổ phiếu của nó được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Mỹ. Khi cô ấy kể, tôi vui mừng khôn xiết trước những gì vợ tôi đã làm. Điều đó đúng là quá sức tưởng tượng.
Sau khi nghiên cứu kỹ hơn, tôi phát hiện Greenman là một nhà phân phối ít sinh lãi trong lĩnh vực đồ chơi, vật dụng gia đình và đồ dùng văn phòng. Có thể khẳng định, Greenman là trung gian giữa các nhà sản xuất và trên 7.000 cửa hàng. Noodle Kidoodle là một cửa hàng mới của công ty này. Đối với tôi, ý tưởng mua cửa hàng này rất khả thi. Khi đi thăm một cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng Noodle Kidoodle, tôi thấy cách sắp xếp, trưng bày của cửa hàng và hàng hóa độc đáo nơi đây đã khiến đám đông gần như phải thốt lên: “Ồ, đây quả là một nơi tuyệt vời!”. Tôi thấy ý tưởng này còn có thể lan ra hàng trăm cửa hang và còn hơn thế nữa. Đây chính xác là những gì mà Peter Lynch nói phải để ý, tìm kiếm, nên ngay lập tức tôi nhập cuộc.
Thông thường, với những cơ hội như thế này, tôi không quan tâm đến tính toán của mình. Đó là một ý tưởng tuyệt vời! Một vụ đầu tư mới tuyệt vời! Khi bạn có thể mua một trong những cổ phiếu của một sản phẩm hay ý tưởng tuyệt vời nào trên thị trường, khi đó, giá sẽ tăng cao. Giá cổ phiếu có thể tăng gấp 20, 30 hay 50 lần lợi nhuận. Trong nhiều trường hợp, người ta không thể xác định được hệ số giá trên thu nhập (P/E). Ngành kinh doanh đó còn quá mới, chưa sinh lợi. Nếu còn ở dạng “ý tưởng”, nó có thể còn không bán được hàng! Từ cách nhìn nhận chủ quan của mình về chứng khoán, đầu tư nhanh chóng (hay có tiềm năng tăng trưởng nhanh), cổ phiếu có bội số cao sẽ hấp dẫn tôi hơn là đầu tư vào những Microsoft hay Wal-Mart mới.
Nhưng đấy chỉ là dự đoán, vì tôi không phải là phù thủy có khả năng tiên đoán đà phát triển của công nghệ hay công ty bán lẻ nào tiếp theo sẽ nổi lên, nên có thể tôi sẽ bỏ qua cơ hội trở thành kẻ thua cuộc. Đối với tôi, đây là một sự thỏa hiệp công bằng vì (như tôi đã nói từ trước), nếu bạn không thua, hầu hết các lựa chọn khác đều tốt.
Vậy tại sao tôi lại cân nhắc đầu tư vào hãng Greenman Brothers với hệ thống cửa hàng Noodle Kidoodle? Có phải tôi làm như vậy chỉ vì nghe theo vợ tôi (một chiến thuật được cho là khôn ngoan nhưng không phải lúc nào cũng sinh lời)? Không phải vậy. Như tôi tìm hiểu, Greenman chủ yếu là công ty phân phối. Mặc dù vụ kinh doanh này không kiếm được bội tiền, song tin tốt lành là cổ phiếu của hãng đang được bán với giá trên 5 đô la, nhưng trên thực tế, Greenman có giá trị tài sản trên 8 đô la/một cổ phiếu. Giá trị tài sản của Greenman – giá trị tài sản sở hữu (dựa trên chi phí đầu tiên), trừ những khoản nợ – không phải là thước đo giá trị cổ phiếu duy nhất. Suy cho cùng, nếu Greenman không thể thu nhiều tiền từ những tài sản đó, công ty đó thực sự đáng giá như thế nào? Vì là một nhà phân phối bán buôn, là trung gian giữa các nhà sản xuất và các đại lý bán lẻ, nên Greenman không cần nhiều những tài sản cố định như máy móc, trang thiết bị. Hầu hết tài sản của Greenman là tiền mặt, hàng mới nhập kho, và những loại tài sản có thể dễ dàng bán đi trong bất kỳ trường hợp nào.
[read more]
Theo tôi, doanh nghiệp phân phối ít danh tiếng và lợi nhuận này đang có một ý tưởng bán lẻ tuyệt vời và đầy triển vọng. Với giá cổ phiếu chưa đầy 6 đô la/một cổ phiếu, có vẻ như, thị trường không đánh giá cao giá trị của Greenman. Khi Greenman tiết lộ kế hoạch mở rộng nhiều chuỗi cửa hàng của hãng (được dự đoán sẽ thành công như những cửa hàng ban đầu), những cửa hàng bán lẻ mới có thể vượt qua những triển vọng và lợi nhuận của ngành phân phối. Vấn đề là nếu tôi nhận xét đúng về triển vọng của hãng, việc mở rộng kinh doanh có tầm cỡ lớn này sẽ phải tiêu tốn khá nhiều tiền. Vì không hề có nợ, nên Greenman có thể vay mượn thêm để tạo nguồn vốn. Tôi cho rằng, nguồn vốn khác cho kế hoạch có thể lấy từ lĩnh vực phân phối: Nếu Noodle Kidoodle thu được những thành công lớn, có thể Greenman sẽ bán bộ phận phân phối của mình đi.
Nhưng hãy đợi một chút. Tôi đã nói, tôi không tự tin lắm khi đầu tư vào những công ty có ý tưởng mới nhưng lại phát triển quá nhanh. Thực ra, điều tôi thực sự muốn nói là tôi không bao giờ chấp nhận mất tiền vì những nơi như vậy. Tôi luôn lo lắng rằng việc trả tiền mua những cổ phiếu với giá lớn gấp nhiều lần lợi nhuận dựa trên những dự án phát triển tương lai của riêng tôi có thể dẫn đến thua lỗ to. Đó là loại hình đầu tư mà tôi cảm thấy không tin tưởng. Ở đây, với giá dưới 6 đô la, tôi không phải bỏ tiền để đầu tư cho những gì mà tôi coi là tiềm năng lớn của Noodle Kidoodle. Từ những gì tôi thấy, có thể khẳng định hệ thống mới đã có những thành công, và vì tôi đã cá cược mà không mất gì nên mức giá ở đây hoàn toàn chấp nhận được.
Tất nhiên, sự nhiệt tình đối với những cửa hàng đầu tiên của Noodle Kidoodle có thể giảm đi, hệ thống có thể bị cạnh tranh. Đồ chơi giáo dục có thể trở thành một hiện tượng phổ biến hoặc có thể chỉ là một sở thích nhất thời. Nhưng vì tôi đã không chi nhiều tiền cho cổ phiếu này, nên tôi sẽ không mất nhiều nếu công việc kinh doanh diễn ra không thuận lợi. Những rủi ro đột ngột mà hãng phân phối Greenman có thể chẳng may gặp phải cũng không làm tôi lo lắng. Mặc dù không bị thua lỗ, nhưng nếu phải đem tài sản ra bán, có thể Greenman sẽ cắt hẳn lĩnh vực phân phối và tập trung vào hệ thống cửa hàng Noodle Kidoodle. Dù nhìn theo hướng nào, với mức giá mà tôi đã trả, sẽ có rất ít khả năng tôi bị thua lỗ nặng. Ngược lại ư? Tôi không chắc lắm, nhưng “quá nhiều” là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.
Thực tế, điều gì đã xảy ra? Cổ phiếu của hãng không đi đến đâu trong vòng hơn một năm. Mức giá cao nhất là 7 đô la và thấp nhất là 4 đô la/cổ phiếu. Trong khoảng thời gian này, hệ thống cửa hàng Noodle Kidoodle tiếp tục kinh doanh thuận lợi và Greenman công bố kế hoạch mở thêm 15 cửa hàng nữa, tạo nên tổng số 20 cửa hàng vào cuối năm 1995. Tuy nhiên, lĩnh vực phân phối của hãng lại làm ăn sa sút. Tháng 5 năm 1995, hơn một năm sau, đợt mua cổ phiếu đầu tiên của tôi, cổ phiếu của hãng vẫn có giá dưới 6 đô la/một cổ phiếu. Chính tại thời điểm đó, hãng Greenman công bố hãng đang xem xét bán lại lĩnh vực phân phối bán buôn.
Trong buổi họp báo, Greenman tuyên bố: “Việc bán bộ phận phân phối sẽ tạo ra khoản vốn cần thiết để phát triển hệ thống bán lẻ Noodle Kidoodle – bộ phận được lên kế hoạch mở rộng”. Ngay lập tức, Greenman không còn là một công ty kém hấp dẫn và chậm phát triển về phân phối nữa. Cổ phiếu của hãng đã tăng lên 11 đô la trong vòng hai tháng và lên đến 14 đô la trong bốn tháng. Tôi đã bán cổ phiếu của mình trong khoảng 10 đến 11 đô la. Bạn có thể gọi tôi là tên ngốc cũng được, nhưng tôi buộc phải bán. Cổ phiếu của Greenman đã trở thành cổ phiếu nóng. Tôi không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào nữa, bởi vì khi đó tôi đâu biết gì về những chuyện không chắc sẽ xảy ra. Vẫn còn nhiều điều có thể xảy ra. Có thể vẫn cần phải tạo thêm hơn 20 cửa hàng nữa để Greenman có thể sinh lợi nhuận.
Không ai có thể dự đoán trước được rằng khách hàng thường dễ thay đổi và sự cạnh tranh có thể phá tan hệ thống bán đồ chơi còn non trẻ như thế nào? Tóm lại, giá tăng đột biến đã biến Greenman trở thành một loại cổ phiếu mà tôi không thấy an tâm sở hữu. Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp hé mở giá trị bí mật mà tôi đã thấy lúc đầu. Bí mật bị tiết lộ, và lợi thế ban đầu của tôi đã mất. Có thể nói rằng tôi có gặp một chút may mắn trong chuyện này. Tái cơ cấu một doanh nghiệp có thể mất rất nhiều thời gian. Nếu đầu tư vào một công ty có thể sẽ tái cơ cấu, tôi phải chờ đợi rất lâu, mà lợi nhuận đầu tư trong khi tôi chờ đợi có lẽ cũng không cao đến thế. Tuy nhiên, trong trường hợp của hãng Greenman, hãng này có ba yếu tố đặc biệt hấp dẫn các nhà đầu tư.
Không có tiêu cực là một trong số đó. Chúng ta có thể không cần quan tâm đến khía cạnh đó, nhưng rõ ràng “lợi nhuận an toàn” nên được đặt lên hàng đầu trong các tiêu chí của nhà đầu tư. Một yếu tố hấp dẫn khác của Greenman là lĩnh vực phân phối có thể tái cơ cấu. Trong trường hợp này, nếu hãng bán đi lĩnh vực phân phối, Noodle Kidoodle sẽ vẫn là một doanh nghiệp hấp dẫn và có thể phát triển độc lập. Yếu tố hẫp dẫn thứ ba của Greenman là nó đã tạo ra một số chất xúc tác làm cho mọi việc đi vào đúng guồng quay. Greenman có một ý tưởng mới mẻ và táo bạo mà nếu thành công sẽ đòi hỏi phải có một khoản tiền đầu tư đáng kể. Nếu như Noodle Kidoodle vươn cao, hãng Greenman sẽ cần một khoản tiền từ một nguồn nào đó. Sự sa sút trong lĩnhvực phân phối của hãng có lẽ đã làm cho quyết định tái cơ cấu để tìm nhà đầu tư trở nên dễ dàng hơn.
Cuối cùng, việc sắp xếp tìm ra một ứng cử viên tiềm năng cho tái cơ cấu doanh nghiệp trở thành một thử thách khó khăn. Tôi không nghĩ điều này sẽ là một bài học mang lại lợi nhuận cao đối với hầu hết các nhà đầu tư. Mặt khác, “biết được lợi thế trong từng hoàn cảnh” là một khả năng mà ai cũng có thể nhìn thấy được. Hãy chắc chắn rằng lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn bạnlúc đầu đã đủ lớn trong cả hệ thống doanh nghiệp đó và nó có thể tạo nên một khác biệt thực sự. Mặc dù những cơ hội như vậy là rất hiếm hoi, nhưng bạn có thể sẽ kiếm được rất nhiều tiền từ việc hướng mục tiêu tới những doanh nghiệp hấp dẫn trước khi năng lực của nó được tiêt lộ qua quá trình tái cơ cấu.
Thông thường, khi một công ty xuất hiện và thông báo kế hoạch tái cơ cấu cho bạn. Có thể đây là tình huống rất tốt để bạn lựa chọn. Đó là lí do giải thích vì sao hầu hết những cơ hội tái cơ cấu đều rơi vào tình huống này. Ngay cả sau khi kế hoạch tái cơ cấu được công bố, bạn cũng sẽ có rất nhiều thời gian để nghiên cứu và kiếm lợi. Tôi chỉ thực sự để mắt đến loại hình tái cơ cấu dưới đây sau khi giá cổ phiếu tăng gần gấp ba lần. May mắn là, những nhà đầu tư chậm chân vẫn có thể hưởng lợi trong vụ này.
[/read]