Nền tảng phân tích kỹ thuật

Mục lục

Views: 327

Phương pháp phân tích kỹ thuật đuợc dựa trên cơ sở nền tảng của ba tiền đề:
1. Biến động thị trường phản ánh tất cả.
2. Giá dịch chuyển theo xu hướng.
3. Lịch sử sẽ tự lặp lại.

Biến động thị trường phản ánh tất cả

Có lẽ, nhận định “biến động thị truởng phản ánh tất cả” tạo nên tất cả những gì được xem là cơ sở nền tảng của phân tích kỹ thuật. Nếu như tầm quan trọng của tiền đề thứ nhất chưa đuợc hiểu và chấp nhận một cách trọn vẹn thì tất cả các tiền đề còn lại sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Chuyên gia phân tích kỹ thuật tin rằng, bắt cứ thứ gì mang tính cơ bản, chính trị, tâm lý hay nhũng yếu tố khác đều có thể tác động đến giá cả và chúng được phản ánh qua giá của thị trường đó. Vì thế, người ta cho rằng việc nghiên cứu về biến động giá là tất cả những gì mà chúng ta cần. Mặc dù việc khẳng định điều này dường như là khá táo bạo song rất khó để phản bác nếu chúng ta dành thời gian để xem xét ý nghĩa thục sự của nó.

Tất cả nhũng gì mà chuyên gia phân tích kỹ thuật khẳng định chính là việc biến động giá sẽ phản ánh sự thay đổi trong cung và cầu. Nếu cầu vượt cung, giá sẽ tăng. Nếu cung vuợt cầu, giá sẽ giảm. Biến động này là nền tảng của tất cả các dự đoán cơ bản và kinh tế. Sau đó, các chuyên gia phân tích kỹ thuật sẽ đi đến một kết luận là khi giá tăng thì dù với bất kỳ lý do nào, cầu cũng sẽ vượt cung và các yếu tố cơ bản cũng tăng. Nếu giá giảm, các yếu tố cơ bản sẽ theo xu hướng giảm. Dẫn giải cuối cùng này duờng như không hề khiến chúng ta ngạc nhiên trong phạm vi thảo luận về phân tích kỹ thuật.

Sau cùng, chuyên gia phân tích kỹ thuật nghiên cúu về phân tích cơ bản một cách gián tiếp. Hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật đều đồng ý rằng động lực chính cùa cung và cầu – các yếu tố kinh tế căn bản – là căn nguyên cùa thị trường tăng hoặc giảm. Bản thân các đồ thị không hề khiến cho thị trường dịch chuyển lên xuống mà chỉ đơn thuần phản ánh tâm lý tăng hoặc giảm của thị truờng.Trong phần lớn các truờng hợp, bản thân những nguời sử dụng đồ thị không quan tâm đến lý do tại sao giá tăng hay giảm. Thường thì trong nhũng giai đoạn đầu của một xu hướng giá hay ở những điểm chuyển đổi quan trọng, dường như không ai biết được chính xác tại sao thị trường lại đang thể hiện một chiều hướng nào đó.

Trong khi đó, đôi lúc cách tiếp cận kỹ thuật dường như lại đơn giản quá mức, và lô-gic ẩn sau tiền đề này – thị trường phản ánh mọi thứ – càng trở nên thuyết phục hơn. Hệ quả là, nếu những gì ảnh hưởng đến giá thị truờng đều được phản ánh trong đó thì việc nghiên cứu về giá thị trường là tất cả những gì chúng ta cần làm. Bằng việc nghiên cúu các đồ thị giá và hàng loạt các chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ khác, nguòi sử dụng đồ thị thuờng tìm hiểu xem nên đi theo xu hướng nào là tốt nhất thông qua các thông tin từ thị trường. Người sử dụng đồ thị không cần phải cố gắng tỏ ra”khôn” hơn thị trường. Hầu hết các công cụ kỹ thuật được đề cập dưới đây đều là những công cụ đơn giản để hỗ trợ người sử dụng đồ thị trong quá trình nghiên cứu biến động thị trường. Người sử dụng đồ thị hiểu rằng có những lý do khiến thị trường tăng hoặc giảm. Họ không tin rằng việc nhận diện được các nguyên nhân này là điều cần thiết trong quá trình dự đoán thị trường.

Giá di chuyển theo xu hướng

Khái niệm xu hướng đóng vai trò rất quan trọng trong phuơng pháp phân tích kỹ thuật. Mục đích của việc vẽ đồ thị biến động giá là để xác định các xu hướng trong giai đoạn phát triển ban đầu và giao dịch theo những huớng đó. Trên thực tế, về bản chất, phần lớn các kỹ thuật dược sử dụng trong phương pháp này đều phục vụ cho việc giao dịch theo xu hướng, nghĩa là mục đích của chúng nhằm xác định và đi theo các xu huóng hiện tại (Xem hình)

Có một hệ quả tất yếu đối với giả thuyết rằng giá di chuyển theo xu huớng – một xu hướng chuyển động có khả năng sẽ tiếp tục hơn là đổi chiều. Tất nhiên, đây là một hệ quả rút ra từ định luật thứ nhất của Niuton về sự chuyển động. Một cách khác để phát biểu lại định luật này là: một xu hướng đang di chuyển sẽ tiếp tục theo hướng hiện tại cho đến khi nó đổi chiều. Đây là một tuyên bố khác trong số những tuyên bố mà phân tích kỹ thuật thủa nhận rằng mọi thứ đều tuần hoàn. Toàn bộ cách tiếp cận theo xu hướng là nhằm đi theo xu huớng hiện tại cho đến khi có tín hiệu đảo chiều.

Lịch sử tự lặp lại

Phần lớn nội dung của quá trình phân tích kỹ thuật và nghiên cúu về biến động thị trường đều có liên quan đến nghiên cứu tâm lý con nguời. Chẳng hạn như các mẫu đồ thị, vốn được nhận diện và phân loại hơn một thế kỷ này, đã phản ánh nhũng sự việc nhất định xuất hiện trên các đồ thị giá. Những sự việc này cho thấy tâm lý đi theo xu huóng tăng hoặc giảm cùa thị truờng. Vi đã từng hoạt động khá tốt trong quá khứ nên những mô hình này được cho rằng sẽ tiếp tục hoạt động tốt trong tưong lai.

[block id=”footer-newsletter-signup”]

Các mô hình này đuợc dựa trên những nghiên cúu về tâm lý con người – thứ vốn có xu hướng không thay đổi. Nói cách khác, tiền đề cuối cùng này – lịch sử tự lặp lại – là chìa khóa cho việc hiểu được tương lai đang ẩn dưới nhũng nghiên cứu trong quá khứ, hay có thể hiểu rằng tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin