Phân kỳ/Hội tụ của đường Trung bình động (MACD) là một chỉ báo dao động theo xu hướng, nhằm chỉ ra mối qua hệ giữa hai đường trung bình động của giá. Gerald Appel đã phát triển MACD và cũng là tác giả của cuốn Systems and Forecasts.
MACD là hiệu giữa đường trung bình động hàm số mũ (EMA) 12 ngày và đường EMA 26 ngày. Đường EMA 9 ngày, hay còn được gọi là đường “tín hiệu” được vẽ cùng với MACD để xác định tín hiệu mua/bán. (Appel xác định trung bình động hàm số mũ theo tỷ lệ phần trăm. Vì thế, ông đề cập đến ba mức trung bình động lần lượt là 7,5%, 15,0% và 20,0%)
Cách sử dụng MACD
Có ba cách sử dụng MACD phổ biến như sau: điểm giao cắt, vùng quá mua/quá bán và phân kỳ.
Điểm giao cắt. Các sử dụng cơ bản của MACD là bán khi MACD giảm xuống dưới đường tìn hiệu. Tương tự, tín hiệu mua xuất hiện khi MACD tăng lên trên đường tín hiệu. Tín hiệu mua/bán cũng xuất hiện khi MACD tăng lên trên đường tín hiệu. Tín hiệu mua/bán cũng xuất hiện khi MACD tăng lên trên/giảm xuống dưới mức 0.
Quá mua/quá bán. MACD cũng rất hữu ích khi được sử dụng như là một chỉ báo quá mua/quá bán. Khi đường trung bình động ít ngày đột ngột mở rộng khoảng cách so với đường trung bình động nhiều ngày (tức là MACD tăng) lúc đó giá cổ phiếu tăng quá mức và sẽ sớm quay trở về giá hợp lý. Vùng quá mua/quá bán theo MACD của mỗi chứng khoán là khác nhau.
Phân kỳ. Một dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại sắp kết thúc là khi MACD phân kỳ với giá chứng khoán. Phân kỳ giá xuống xuất hiện khi MACD tạo đáy mới còn giá thì không. Phân kỳ giá lên xuất hiện khi MACD xác lập đỉnh mới còn giá thì không. Cả hai phân kỳ giá lên và giá xuống này đều cho tín hiệu đáng tin cậy nhất khi xảy ra tại vùng quá mua/quá bán.
Ví dụ về MACD
Hình trên biểu thị đường giá và MACD của cổ phiếu Whirlpool. Mũi tên “mua” xuất hiện khi MACD cắt lên trên đường tín hiệu và mũi tên “bán” xuất hiện khi MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu.
Đồ thị này cho thấy MACD thực sự là một chỉ báo theo xu hướng – thay vì cho tín hiệu sớm thì chỉ báo này giúp chúng ta đi theo xu hướng của thị trường. Khi xuất hiện một xu hướng rõ rệt, chẳng hạn như vào tháng 10/93 và tháng 02/94, MACD đã xác nhận chính xác xu hướng đó. Khi xu hướng không bền vững, chẳng hạn như vào tháng 1/94, MACD đã không phát huy hiệu quả.
Cách tính MACD
MACD thường được mô tả là “hiệu của EMA 12 ngày và EMA 26 ngày”. Cách tính này khá phổ biến và đó là lý do tại sao thường được sử dụng khi trình bày cách tính MACD, nhưng thật ra mô tả này không chính xác.
Cách tính trung bình động hàm số mũ là thêm một tỷ lệ phần trăm của giá ngày tính toán vào tỷ lệ phần trăm của trung bình động hàm số mũ của ngày liền trước. Tỷ lệ phần trăm được xác định từ số kỳ (chẳng hạn ngày) theo công thức sau:
Phần trăm hàm số mũ = 2/(số kỳ +1)
Với công thức này, tỷ lệ phần trăm EMA 12 ngày là 15,3846% và tỷ lệ phần trăm EMA 26 ngày là 7,4074% (chỉ lấy 4 chữ số thập phân). Tuy nhiên, ban đầu Appel xác định giá trị để tính MACD là EMA 15,0% và EMA 7,5% – hơi khác so với tỷ lệ phần trăm tính theo công thức trên. Kết quả này gần bằng với những gì tính toán được khi lấy EMA 12 ngày trừ cho EMA 26 ngày, nhưng sự thật MACD được tính bằng cách lấy EMA 7,5% trừ cho EMA 15,0%.