Phân tích tương quan

Mục lục

Views: 369

Tổng quan phân tích tương quan

Phân tích tính tương quan đo lường mối quan hệ giữa hai đối tượng, ví dụ giá chứng khoán và chỉ báo. Kết quả (gọi là “hệ số tương quan”) cho thấy nếu một đối tượng (ví dụ một chỉ báo) thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đối tượng kia như thế nào (ví dụ giá chứng khoán).

Cách sử dụng phân tích tương quan

Khi so sánh sự tương quan giữa hai đối tượng, một đối tượng được gọi là đối tượng “phụ thuộc” và đối tượng kia được gọi là đối tượng “độc lập”. Mục tiêu của phân tích tương quan là xác định nếu đối tượng độc lập (thường là chỉ báo) thay đổi sẽ làm thay đổi đối tượng phụ thuộc (thường là giá chứng khoán) như thế nào. Điều này giúp chúng ta hiểu được khả năng dự báo của chỉ báo.

Hệ số tương quan dao động trong biên độ +/- 1,0 (cộng/trừ một). Hệ số tương quan +1,0, “tương quan hoàn toàn cùng chiều”, có nghĩa là sự thay đổi ở đối tượng độc lập sẽ dẫn đến sự thay đổi đồng nhất ở đối tượng phụ thuộc (ví dụ, sự thay đổi trong chỉ báo sẽ dẫn đến sự thay đổi đồng nhất trong giá chứng khoán). Hệ số tương quan -0,1, “tương quan hoàn toàn ngược chiều”, có nghĩa là sự thay đổi ở đối tượng độc lập sẽ dẫn đến sự thay đổi đồng nhất ở đối tượng phụ thuộc nhưng hoàn toàn ngược chiều. Hệ số tương quan bằng 0 nghĩa là hai đối tượng không có mối quan hệ và sự thay đổi ở đối tượng độc lập không ảnh hưởng đến đối tượng phụ thuộc.

Hệ số tương quan thấp (tức là +/- 0.10) cho thấy mối liên hệ giữa hai đối tượng là yếu hoặc không tồn tại. Hệ số tương quan cao (tức là vượt ra ngoài biên độ +/-0.10) cho thấy biến phụ thuộc (chẳng hạn như giá chứng khoán) thường thay đổi khi biến độc lập (chẳng hạn như chỉ báo) thay đổi.

Hướng thay đổi của biến phụ thuộc tùy thuộc vào dấu (cộng/trừ) của hệ số. Nếu hệ số là một số dương, biến phụ thuộc sẽ thay đổi cùng chiều với biến độc lập, nếu hệ số là một số âm, biến phụ thuộc sẽ thay đổi ngược chiều với biến độc lập.

Chúng ta có thể dùng phần tích tương quan theo hai cách: xác định khả năng dự báo của một chỉ báo và xác định sự tương quan giữa hai chứng khoán.

Hệ số tương quan giữa chỉ báo và giá chứng khoán dương ở mức cao (ví dụ lớn hơn +070) cho thấy sự thay đổi của chỉ báo báo hiệu sự thay đổi cùng chiều của giá chứng khoán. Hệ số tương quan giữa chỉ báo và giá chứng khoán âm ở mức cao (ví dụ, nhỏ hơn -0,70) cho thấy khi chỉ báo thay đổi, giá chứng khoán sẽ dịch chuyển ngược chiều. Nên nhớ, hệ số tương quan thấp (ví dụ gần bằng 0) cho thấy sự liên hệ giữa giá chứng khoán và chỉ báo là không nhiều.

Phân tích tương quan cũng có giá trị trong việc đo lường mối quan hệ giữa hai chứng khoán. Thông thường, giá một chứng khoán sẽ “dẫn dắt” hoặc báo hiệu giá của một chứng khoán khác. Ví dụ, hệ số tương quan giữa vàng và đô la cho thấy mối tương quan ngược chiều rất mạnh. Điều này có nghĩa là đô la tăng thường báo hiệu vàng giảm giá.

Ví dụ về phân tích tương quan

Hình trên thể hiện tương quan 40 ngày của giá bắp và giá thịt heo hơi. Trừ các giai đoạn ngắn trong tháng 1 và tháng 6, hệ số tương quan cao cho thấy mối tương quan cùng chiều khá mạnh giữa hai mặt hàng này (tức là khi giá bắp thay đổi, giá thị heo hơi cũng thay đổi cùng chiều).

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin