Đôi lúc, thay vì chỉ phân phối cổ phiếu miễn phí của một công ty con cho các cổ đông, công ty mẹ có thể đưa ra cho các cổ đông quyền mua cổ phiếu tại một trong những công ty phụ hay đơn vị của nó. Một cách để thực hiện điều này là thông qua hình thức phát hành quyền mua hay bán cổ phiếu. Trong các quyền này, có những quyền mà hầu hết các nhà đầu tư đều quen thuộc, đó là: không liên quan đến các công ty con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, việc trao quyền cho cổ đông là một cách tạo nên một công ty con. Điều này đáng để chúng ta phải lưu tâm nhiều hơn. Tại sao? Hãy tiếp tục nhé – bây giờ bạn nên biết điều này. (Ồ, đúng vậy. Suỵt, bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền đấy!).
Phát hành quyền mua bán cổ phiếu là biện pháp được sử dụng thường xuyên nhất khi một công ty mong muốn tăng lượng vốn bổ sung. Thông thường, quyền này được phân bổ tới những cổ đông hiện hành của một công ty. Những quyền này, cùng với tiền mặt hay cổ phiếu cho phép các cổ đông mua cổ phiếu bổ sung (thường là có giá thấp hơn so với giá thị trường). Bằng cách mang lại quyền mua cổ phiếu cho tất cả cổ đông (nhưng không phải là bắt buộc) với giá thấp, một công ty có thể huy động lượng vốn cần thiết trong khi mang lại cho tất cả các cổ đông cơ hội mua cổ phiếu mới phát hành một cách công bằng. Nếu những cổ đông hiện tại chọn cách mua cổ phiếu bổ sung để tham gia vào đợt phát hành quyền mua hay bán cổ phiếu thì lợi nhuận của họ không bị giảm bớt, cho dù có phải bán cổ phiếu với giá thấp.
[read more]
Thay vào đó, nếu cổ đông không muốn mua cổ phiếu bổ sung, họ có thể bán quyền đã nhận được để tham gia vào thị trường mở và mua những cổ phiếu có giá hời. Nếu không được thực ngay hoặc không được bán đúng hạn, những quyền này sẽ trở nên vô giá trị sau một khoảng thời gian nào đó. Trao quyền cho các cổ đông cũng không mang lại may mắn cho các chủ sở hữu của những quỹ đầu tư khép kín. Những quỹ đầu tư kín, cho dù là quỹ đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu, cũng giống như những quỹ góp chung, chỉ có lượng cổ phiếu của quỹ đưa ra là cố định (ví dụ, 20 triệu cổ phiếu được bán đại chúng với giá là 10 đô la một cổ phiếu và lượng cổ phiếu này cũng chỉ được mua và bán giống như cổ phiếu thường).
Để giúp quỹ đầu tư kín tăng vốn bổ sung (và do đó tăng phí tư vấn của nhà quản lý). Công ty cần tung ra nhiều cổ phiếu hơn nữa thông qua việc mang lại quyền cho cổ đông. Theo quy tắc chung, chỉ nhà quản lý quỹ đầu tư khép kín mới thu được lợi nhuận từ hình thức mang lại quyền cho cổ đông này. Nhưng bây giờ, hãy đến với những tin tốt lành. Khi cân nhắc đầu tư vào các công ty con thì việc trao quyền cho cổ đông có thể là một cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư doanh nghiệp giống như bạn. Việc trao quyền cho các cổ đông thường được ít người biết đến và khó hiểu.
Các nhà đầu tư có chiến lược thường bỏ qua hay rất thờ ơ trước những công ty con. Thường thường, một công ty mẹ sẽ phân phối miễn phí quyền mua cổ phiếu của một công ty con tới cổ đông. Sau đó, những người nắm giữ quyền có thể mua cổ phiếu tại công ty con hay chứng khoán đó trong khoảng 30 hay 60 ngày sau với giá cố định. Thường, những quyền này có thể chuyển đổi được. Điều này có nghĩa là những cổ đông không muốn mua cổ phiếu của công ty con có thể bán quyền mua của họ trên thị trường mở, và các nhà đầu tư không phải là cổ đông của công ty mẹ có thể có quyền này khi mua lại nó trên thị trường.
Thời gian, điều khoản và chi tiết cụ thể của mỗi quyền rất khác nhau. Điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ là: Mỗi lần bắt gặp bài viết nào về một công ty con được thành lập thông qua hình thức phát hành quyền mua hay bán cổ phiếu cho các cổ đông, dù lúc đó bạn đang làm gì, hãy dừng lại và đọc bài viết đó. (Đừng tiếc thời gian, số lượng những bài viết đó rất ít). Chỉ xem xét nó thôi cũng giúp bạn có thêm cơ hội thành công rồi. Nhưng quan trọng hơn là, từ bài viết đó, bạn sẽ tập trung nỗ lực nhiều hơn để nghiên cứu một lĩnh vực đầu tư béo bở và tiềm năng hơn so với những công ty con thông thường.
Bạn cũng sẽ không cần lãng phí quá nhiều sức lực vào đó. Khi gặp phiền toái hay rắc rối trong một tình huống kinh doanh cụ thể, bạn hãy xem xét qua một số khía cạnh bên ngoài của những quyền này và động cơ của những người trong cuộc. Việc này sẽ giúp bạn có thêm niềm tin để làm thêm một số việc hay thuyết phục bạn đầu tư thời gian nghiên cứu những môi trường đầu tư khác. Vậy tại sao việc kết hợp một công ty con với hình thức trao quyền cho cổ đông lại tạo ra cơ hội mang lại lợi nhuận lớn như vậy? Rốt cuộc, những nhân tố trong việc mua bán cổ phiếu tại một công ty con theo đúng tiêu chuẩn – ngoại trừ trường hợp bán cổ phiếu của công ty con không được cổ đông của công ty mẹ quan tâm – lại không có mặt trong quá trình phát hành quyền mua hay bán cổ phiếu.
Thực tế, trong hình thức trao quyền cho các cổ đông thường xảy ra các trường hợp đối ngược. Cổ đông – những người có thể sử
dụng quyền của mình để mua cổ phiếu thực – vẫn cân nhắc việc mua cổ phiếu của một công ty con mới thành lập, ngay cả khi các nhân tố mua – bán của quá trình phát hành quyền mua hay bán cổ phiếu theo đúng tiêu chuẩn không xuất hiện trong tình huống này. Không giống như việc trao quyền cho các cổ đông thông thường, những quyền này không đảm bảo một giá mua hời. Bởi vì, vào khoảng thời gian trao quyền, mọi người không biết rằng liệu công ty con đó sẽ giao dịch với giá cao hơn hay thấp hơn giá mua được xác định trong quyền phát hành. Vậy cơ hội lợi nhuận đến từ đâu?
Câu trả lời nằm ở bản chất của việc phát hành quyền mua hoặc bán cổ phiếu. Nếu cổ phiếu ở một công ty con được công ty mẹ bán (thông qua hình thức phát hành quyền mua hay bán cổ phiếu), thì theo định nghĩa, công ty mẹ đã lựa chọn không mua những phương án khác. Những phương án này có thể bao gồm việc bán cổ phiếu của công ty con cho các công ty khác hay bán một lượng lớn cổ phiếu của công ty con ra công chúng (thông qua việc phát hành quyền mua hoặc bán cổ phiếu được bảo lãnh). Cả hai phương án trên đều yêu cầu giám đốc của công ty mẹ xác định giá bán những tài sản của công ty con với giá cao nhất có thể. Nhưng nếu công ty mẹ sử dụng việc phát hành quyền mua hay bán cổ phiếu để bán công ty con cho cổ đông của mình thì nó không cần làm như vậy.
Thực tế, việc giới hạn đối tượng người mua ban đầu của công ty con đến cổ đông của công ty mẹ và các nhà đầu tư (người vẫn hoạt động trong thị trường mở) thường không phải là cách tốt nhất để tối đa hóa doanh thu của công ty con. Tuy nhiên, trong quá trình phát hành quyền mua hay bán, tất cả các cổ đông đều được đối xử công bằng. Tất cả cổ đông của công ty mẹ đều có cơ hội ngang bằng nhau trong việc mua cổ phiếu tại công ty con, ngay cả khi giá mua rất hời.
Các công ty con thường có xu hướng chung là định một mức giá rất hấp dẫn khi phát hành quyền mua hay bán (Ghi chú: Những nhà đầu tư mua lại các quyền này trong thị trường mở phải cộng giá mua quyền đó với giá được đưa ra để tìm tổng chi phí). Họ cũng phải xem xét lại cơ cấu phát hành quyền mua hay bán để làm sao có thể mang lại những thông tin quan trọng. Một dấu hiệu của việc phát hành quyền mua hay bán với giá hời là bạn có thể đăng ký nhiều quyền mua hay bán. Quyền đăng ký nhiều mang lại cho các nhà đầu tư quyền mua những cổ phiếu bổ sung tại công ty con khi việc phát hành quyền mua không được thực hiện đầy đủ.
Bởi vì những quyền này rất khó hiểu, nên luôn cần có hình thức thanh toán bổ sung, giao dịch với tổng lượng tiền nhỏ (so với giá trị của cổ phiếu công ty mẹ), và có khoảng thời gian “chết” khi người nắm giữ quyền không thực hiện hay bán những quyền đó. Trong trường hợp phát hành quyền mua 3 triệu cổ phiếu đã được phân bổ và quyền mua 1 triệu cổ phiếu đã hết hạn nhưng vẫn chưa sử dụng, thì quyền đăng ký nhiều sẽ cho phép những người nắm giữ – người mua cổ phiếu trong đợt phát hành quyền mua hay bán cổ phiếu – có thêm một cơ hội mua 1 triệu cổ phiếu còn lại, dựa trên cơ sở chia theo tỷ lệ.
Những người trong cuộc, những người mong muốn tăng phần trăm quyền sở hữu trong một công ty con mới thành lập với giá hời, có thể làm như vậy (thực hiện quyền đăng ký nhiều trong đợt phát hành quyền mua hay bán cổ phiếu). Trong một số trường hợp nhất định, những người trong cuộc có thể phải tiết lộ ý định đăng ký nhiều cổ phiếu ở một công ty con mới thành lập (trong hồ sơ SEC). Mục đích của việc tiết lộ những thông tin này đã quá rõ ràng. Hãy chú ý thêm một điều nữa: Khi quyền đăng ký nhiều được thực hiện thì việc phát hành quyền mua hay bán ra công chúng sẽ ít đi (giá giao dịch của những quyền đó cũng sẽ thấp hơn). Khả năng mua cổ phiếu của những người nắm giữ quyền này trong đợt phát hành quyền mua hay bán không còn chắc chắn.
Cơ hội lựa chọn cổ phiếu giá hời ở những công ty con lúc này dành cho người trong cuộc và các doanh nghiệp đầu tư. Mặc dù chúng ta có thể kể thêm một số cách đầu tư khác nữa nhưng quá trình phát hành quyền mua hay bán ở các công ty con rất dễ mang lại lợi nhuận lớn. Quan trọng hơn nữa, bạn phải ghi nhớ một khái niệm đơn giản: Cho dù giao dịch đó được cơ cấu như thế nào, nếu bạn có thể hiểu rõ những bên liên quan trong công ty con đó, bạn sẽ tìm được một trong những chìa khóa quan trọng nhất để lựa chọn cơ hội đầu tư tốt nhất. Ví dụ tiếp theo về một trong những giao dịch phức tạp nhất và béo bở nhất ở các công ty con đã chứng minh rằng: Chú ý đến những người trong cuộc là cách thức duy nhất để biết điều gì sẽ tiếp diễn.
Thực tế, cơ cấu của những công ty con giống như là những bộ thời trang phức tạp và không mấy hấp dẫn. Thậm chí, đôi khi, tôi còn phân vân liệu những người trong cuộc có thực sự muốn đi theo con đường đó hay không. Sau khi biết chắc những người trong cuộc có lý do để hy vọng rằng tôi sẽ không mua cổ phiếu của công ty con mới thành lập, tôi sẽ dồn toàn bộ thời gian và sức lực để tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Trường hợp này có thể quá phức tạp đối với các nhà đầu tư nhưng đó không phải là điều quan trọng. Thậm chí, nhiều khi, các chuyên gia cũng bỏ qua nó. Điều duy nhất mà bạn cần luôn ghi nhớ là: Đừng quên kiểm tra động cơ của người trong cuộc. Bạn cần hiểu rõ động cơ của họ là gì
[/read]