Khi không thể tìm ra được cổ phiếu mà mua vào có thể sinh lời ngay, thì trong trường hợp thị trường đang suy giảm – giữ nguyên tiền mặt đã là có lời rồi (cổ phiếu ngày càng rẻ đi)
Chẳng hạn nhà đầu tư dự định mua vào 1000 cổ phiếu có giá 175.000 đ. Nhưng thị trường đang giảm nên NĐT chưa mua Đến hiện nay cổ phiếu này chỉ còn ~ 150.000 đ. Như vậy sự kiên nhẫn của NĐT đã được đền đáp = 25 triệu.
Thị trường đang cuộn mình lại như lò xo bị nén
NĐT nên chuẩn bị sẵn sàng, thị trường bị market makers nén xuống nhưng nó vẫn chuyển động đi lên chậm rãi, đó là lúc phải chuẩn bị để xuất phát
Mùa giải ngân của các định chế tài chính
NĐT nên lưu ý đây là thời điểm nhiều định chế tài chính bắt đầu mùa giải ngân
Bắt một con dao đang rơi
Không nên bắt một con dao đang rơi. Nhưng chỉ không nên khi nó rơi từ đỉnh của thị trường. Còn khi thị trường đến sát đáy. Thì việc chọn lọc những con dao đang rơi để bắt lấy là một việc nên làm
Không có tiền mặt dự phòng
Những nhà đầu tư nhỏ thường có thói quen
– Mua cổ phiếu và hy vọng tăng giá
– Cổ phiếu giảm giá thì cắn răng chịu
– Nếu đã giải tư cổ phiếu thành tiền mặt (sau khi đã đạt lợi nhuận kỳ vọng hoặc cắn răng stop loss) thì nôn nóng mua vào cổ phiếu khác ngay.
Việc không dự trù tiền mặt trong một xu thế thị trường có chiều hướng đi ngang hoặc đi xuống, không khác gì đi một chiếc xe mà không có giảm sóc, chiếc xe đó tất nhiên vẫn có thể về tới đích nhưng sẽ làm người đi xe ê ẩm toàn thân khi đi qua những chỗ sóc của thị trường.
Nên quy trì một ngân sách tiền mặt 10 – 25% và sử dụng đúng mục đích
a. Thị trường có xu hướng đi xuống
Thị trường có xu hướng đi xuống sẽ kéo theo tất cả các cổ phiếu đi xuống, hãy sử dụng quỹ tiền mặt để mai phục những cú hẫng – rebound của cổ phiếu. Khi một cổ phiếu được coi là BC, sau khi đã rớt nhè nhẹ nhiều phiên liên tiếp sẽ có cú hẫng – sụt giá đột ngột, sau đó sẽ rebound. Những cú hẫng này có thể do :
– Dao động cộng hưởng của nhiều nhà đầu tư (vào thời điểm nào đó, nhiều nhà đầu tư quá mệt mỏi >>> đồng loạt bán ra >>> giá giảm mạnh)
– Các định chế tài chính đảo danh mục >>> bán ra mạnh >>> cung lớn hơn cầu đột ngột gây giảm giá mạnh
– Ép bán (force sell) do thay đổi về chính sách, do đến hạn cầm cố
– Cổ phiếu rớt xuống dưới một ngưỡng giá tâm lý cũng tạo ra rebound
Nên tận dụng những cơ hội này để lướt sóng T+ với những cổ phiếu có sẵn trong danh mục
b. Những đợt bull trap của thị trường
Nếu thị trường xảy ra bull trap thì phải dùng quỹ tiền mặt tranh mua (kể cả tranh mua trần) những cổ phiếu có sẵn trong danh mục sau đó bán ra T+. Khi ta tranh mua trần, tức là tạo thêm sức cầu mạnh, đẩy cổ phiếu tăng lên, đừng ngại chuyện tranh mua trần vì ta sẽ bán ngay cổ phiếu cũ trong danh mục vào những phiên liền kề (khi thị trường vẫn còn lên do bull trap)
c. Thị trường có xu hướng đi lên
Thực hiện tương tự như trong trường hợp bull trap, nhưng thay vì bán ra ngay thì tiếp tục nắm giữ