1. Kiên quyết không bán để chờ giá tăng trở lại
Nhiều nhà môi giới hay nhà đầu tư khác trên mạng thường khuyên :
+ Giá giảm rồi giá sẽ tăng trở lại, trong quá khứ đã xảy ra như vậy và những người kiên quyết giữ đều lãi lớn
+ W.B đã nói giảm tới 40% chưa vấn đề gì
+ Nền kinh tế tăng trưởng cực tốt
+ v.v… và v.v…
Nếu NĐT nghe theo lời khuyên trên thì phải làm gì ? NĐT được gì ? NĐT sẽ gặp rủi ro gì ?
NĐT phải làm gì ? Dễ lắm, không cần phải làm gì cả, chỉ việc để số cổ phiếu nằm im. Chỉ yêu cầu một điều duy nhất : trong suốt thời gian tới là không được phép nghĩ tới nó, không được nghe đài, đọc báo, xem tivi, lướt net, không được bàn tán về nó. Tóm lại coi nó không hề tồn tại.
NĐT được gì ?
+ NĐT sẽ được một số cổ phiếu quy ra tiền vẫn y nguyên nếu tình hình vẫn như hiện nay
+ NĐT sẽ được … hòa vốn nếu thời gian tới có nhiều người bước vào thị trường mà cũng ngây thơ như họ
+ NĐT sẽ được lãi lớn nếu thời gian tới lại có rất, rất nhiều người bước vào thị trường mà ngây thơ … còn hơn họ
NĐT sẽ gặp rủi ro gì?
2. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty đang làm ăn thua lỗ
Trong số cổ phiếu NĐT đang nắm giữ, chắc chắn có cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Lẽ thông thường thì NĐT đã phải bán ngay khi chúng bắt đầu giảm giá và làm NĐT thua lỗ, nhưng vì NĐT là một ông già lẩm cẩm, bị tình cảm chi phối và nhận thức chậm nên NĐT cứ chờ đợi và hy vọng.
Và tới bây giờ thì NĐT đã hiểu một điều rất đơn giản : tất cả mọi cổ phiếu đều ẩn chứa tính đầu cơ cao và bao hàm các rủi ro và rủi ro cao nhất luôn thuộc về các công ty làm ăn thua lỗ.
3. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của các công ty mà khả năng rất thấp trong việc phục hồi lại và vượt qua giá vốn đã mua vào
Tức là khi bạn mua vào tại đỉnh cơn sốt này, giá cổ phiếu giảm, bạn lỗ và chờ đợi, mãi rồi cũng xảy ra cơn sốt tiếp theo nhưng giá vẫn không thể vượt qua được giá vốn bạn mua vào.
Trường hợp này ít rủi ro hơn khi nắm giữ các cổ phiếu của công ty đang làm ăn thua lỗ. Nhưng mệt mỏi và vô vọng thì hơn rất nhiều. Trên thế giới thì có vô vàn dẫn chứng, còn tại thị trường non trẻ của chúng ta thì có không dưới 10 trường hợp như vậy đâu (tôi không muốn nói rõ tên các cổ phiếu đó, các bạn hãy tự tìm hiểu nhé) và thật bất hạnh cho nhà đầu tư nào nếu cứ giữ mãi cổ phiếu đó với niềm tin nó sẽ phục hồi.
4. Tiếp tục giữ chặt cổ phiếu của công ty bị rơi vào tầm ngắm của bầy thú điện tử
Thu gom, dìm giá, ép giá, kich giá – từ trước tới giờ NĐT cứ nghĩ chúng tệ đến thế là cùng, nhưng hóa ra tất cả còn phải chào thua khi những con kền kền chuyên ăn xác chết xuất hiện. Ở một thị trường mới nổi thì những cổ phiếu ban đầu bao giờ cũng là những cổ phiếu thực sự tốt, khả năng phá sản hầu như không có, chỉ có mạnh yếu, thịnh suy,mỗi lúc mỗi khác. Nhưng qua quá trình phát triển của thị trường khả năng phá sản sẽ xuất hiện (2 – 3 năm tới Việt Nam vẫn chưa xuất hiện khả năng đó)
Nhưng trong tiến trình hội nhập, với lộ trình mở room thì việc nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền kiểm soát công ty là chuyện hết sức bình thường. Nếu họ là những nhà đầu tư chân chính,với khả năng quản lý tốt, doanh nghiệp từ chỗ yếu kém sẽ có thể hồi phục. Nhưng nếu là những con kền kền thì thật tai họa.
Hãy thử tưởng tượng khi NĐT mua vào một cổ phiếu với giá cao, nhưng sau đó doanh nghiệp làm ăn kém, giá cổ phiếu giảm dần, khi giá giảm tới mức thuận lợi, những con kền kền sẽ nhảy vào thâu tóm và xẻ thịt doanh nghiệp ra để bán. Vậy là khoản thua lỗ của NĐT sẽ một đi không trở lại. Đó là thì tương lai, nhưng nếu vẫn giữ nếp suy nghĩ cũ, không sớm thì muộn NĐT có thể sẽ rơi vào tình huống này.
Vậy nếu cổ phiếu NĐT đang nắm giữ rơi vào một trong ba trường hợp trên, NĐT nên bán ngay lập tức mà không nắm giữ chặt nữa.