Sau đợt thanh lý 40% số cổ phiếu thực sự không tốt, Nhà đầu tư (NĐT) hiện có 40% tiền mặt và 60% cổ phiếu được coi là tốt. NĐT không biết phải làm tiếp gì cả vì không xác định nổi xu hướng thị trường hiện tại.
Hình như không xác định được xu hướng thị trường hiện tại là một sai lầm khá phổ biến (NĐT tự an ủi bản thân như vậy), lúc thị trường đi lên NĐT nghĩ nó lên mãi, lúc nó bắt đầu xuống NĐT lại hoảng hốt cho là nó xuống mãi, tới lúc mới đi ngang nhè nhẹ NĐT lại mơ đến lúc nó giật đùng đùng.
Tóm lại là NĐT không hiểu ra làm sao cả. Vậy có cách nào xác định được tương đối xu hướng thị trường ?
Sau khi lân la tìm hiểu thế nào xu hướng thị trường, NĐT nghe loáng thoáng muốn biết được xu hướng là phải có chen (ah thì ra là thế, chen lấn ý mà, chen lấn nhiều trên sàn thì thị trường sẽ tăng, chen lấn ít, thậm chí chả ai thèm chen lấn với mình tất thị trường giảm) sau NĐT mới biết là nhầm, không phải chen (lấn) mà là trend. Nhưng dù sao cái vụ chen lấn kia cũng khá chính xác đấy.
Làm thế nào để xác định trend ?
Chợt nhớ ra người bạn đang làm việc tại một tổ chức tài chính, NĐT bèn lặn lội đèn sách đến nhờ vả, mặc dù được bạn tận tình chỉ bảo nhưng sau 3 ngày đánh vật với nào là MACD, BB, Momenturn, RSI, MFI, Aroon, CCI vân vân và vân vân – tóm lại NĐT vẫn chưa hiểu gì cả.
MACD là Được dịch từ tiếng Anh–MACD, viết tắt của di chuyển hội tụ / phân kỳ trung bình, là một chỉ số giao dịch được sử dụng trong phân tích kỹ thuật về giá cổ phiếu, được tạo ra bởi Gerald Appel vào cuối những năm 1970. Nó được thiết kế để tiết lộ những thay đổi về sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng trong giá cổ phiếu.
BB hay Bollinger band là công cụ phân tích kỹ thuật xác định bởi đường trung bình đơn giản (simple moving average – SMA) ở giữa, dải trên và dải dưới. Dải Bollinger bands sẽ tự điều chỉnh mở rộng trong các giai đoạn thị trường biến động và thu hẹp trong các giai đoạn thị trường ít biến động
Momentum indicator (MOM) là chỉ báo động lượng thường được dùng trong phân tích kỹ thuật. Chỉ báo Momentum đo lường tốc độ thay đổi của giá chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định. Momentum trong chứng khoán chỉ ra các giai đoạn giá tăng và giai đoạn giá giảm, giúp trader xác định sức mạnh đằng sau xu hướng thị trường hiện tại.
RSI là Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) là một chỉ số PTKT được phát triển vào cuối thập niên bảy mươi như là một công cụ mà các nhà giao dịch chứng khoán có thể sử dụng để kiểm tra diễn biến hoạt động của một cổ phiếu như thế nào trong một khoảng thời gian.
Chỉ báo Aroon là một “indicator” khá mới, được phát triển bởi Tushar Chande vào năm 1995. Chỉ báo này được tạo ra để đo lường sức mạnh của một xu hướng và khả năng tiếp diễn của xu hướng đó, cũng như xác định chất lượng và thể loại của trend: trend tăng, trend giảm hoặc thị trường đi ngang (sideway).
CCI indicator là một chỉ báo dao động được dùng để đo lường sức mạnh đằng sau hành động giá. Hiểu một cách đơn giản, chỉ báo CCI cho phép trader xác định sức mạnh xu hướng đang lên hay đang xuống.
Bạn của NĐT rất thông cảm nhưng chỉ biết an ủi: TA là một môn học khó ông ạ và cần có năng khiếu nữa, ông biết chút chút về làm vườn thì trồng cây chắc là nó vẫn sống tươi tốt, chứ ông biết chút chút về TA mà đầu tư cổ phiếu theo kiểu ngày nào, tuần nào cũng mua mua bán bán là mất tiền oan đó.
Chợt nhớ ra điều gì đó, người bạn hỏi NĐT : vậy ông đầu tư cổ phiếu ngẫu hứng hay có phương pháp ? NĐT trả lời : trước thì lung tung nhưng giờ thì tôi đang lựa chọn hai ông W.B và W.J.O làm thày dạy.
Vậy thì tốt rồi, ông nên nghiên cứu kỹ phương pháp đầu tư và tuân thủ, còn việc tham khảo bằng TA chủ yếu để cân nhắc vào – ra thị trường cho hợp lý. Một trend hình thành và phát triển đều cần có thời gian, đủ để ông suy tính chứ không trồi sụt chóng mặt như giá cả khớp lệnh đợt một đợt ba đâu, nếu ông chấp nhận được việc không tranh mua đáy, không tranh bán đỉnh thì có thể kết hợp phương pháp đầu tư mà ông chọn và tín hiệu phát ra từ MACD là tạm ổn. Sau đó dần dần bác sẽ có kinh nghiệm hơn.
Thế này ông nhé có đường MACD (26,12) thường được biểu hiện bằng màu xanh và đường EXP (9) thường được biểu hiện bằng màu hồng. Mỗi đường đều có số liệu cụ thể, hiệu số của hai số liệu đó gọi là Divergence.Nói chung tín hiệu phát ra từ MACD không quá nhạy với thực tế thị trường nhưng nó cho ông một cái nhìn ổn định trong trung hạn.
Sau khi ngắm nghía kỹ MACD NĐT thấy mình đúng là khờ thật. MACD cho thấy thị trường bắt đầu đi xuống từ sau tết mà đúng lúc đó NĐT lại mua vào.
Bạn NĐT còn dặn kỹ, vì MACD không quá nhạy với thực tế thị trường nên ông cần lưu ý : Nếu thị trường đang trong thời kỳ tăng trưởng thì cần xét kỹ đang là giai đoạn đầu hay là giai đoạn cuối (bây giờ NĐT thấy thấm thía cái đoạn đầu hay cuối này lắm rồi). Nếu thị trường giảm xuống thì nó vận động thế nào ? Nó yếu ớt và vận động kém ? hay chỉ đơn thuần là vừa trải qua một đợt điều chỉnh bình thường (nếu giảm < 10% là điều chỉnh bình thường, > 10% cần phải nghiên cứu kỹ hơn). Thị trường đang vận hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế hay nó đang vận động một cách quá mạnh mẽ, hoặc quá yếu ớt với nền kinh tế ?
Bạn NĐT dặn thêm : trong tình hiện nay ông nên thận trọng khi chưa biết thị trường đi tiếp ra sao, nếu không ông sẽ rơi tiếp vào sai lầm (khi NĐT đã chuyển một phần cổ phiếu thành tiền và đã lỗ thì hay mắc phải lỗi này).