Trong tình huống đầu tư này, tôi mua cổ phiếu của một công ty không có triển vọng rõ ràng. Tôi biết rằng tôi đang đi trên một tảng băng mỏng, nhưng vì nó có giá và vẻ bên ngoài quá hấp dẫn nên tôi đã bị cuốn vào nó. Tháng 12 năm 1992, có một lý do nào đó đã khiến cổ phiếu của Tập đoàn Y tế Charter trở nên rất hấp dẫn. Vì mới thoát khỏi phá sản cách đó vài tháng, nên dĩ nhiên cổ phiếu của tập đoàn này là một loại cổ phiếu mồ côi thường thấy. Khi mới được phát hành, cổ phiếu này có giá cao nhất là 8 đô la/một cổ phiếu và thấp nhất là 4,75 đô la/một cổ phiếu.
Khi tôi mua cổ phiếu này, nó được chào bán với giá chỉ trên 7 đô la. Ở mức giá đó, giá trị của tập đoàn Charter,tập đoàn vận hành 78 bệnh viện tâm thần (cùng với 10 bệnh viện phẫu thuật y tế cổ truyền), dường như đang bị đánh giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Song, gánh nặng về nợ của tập đoàn lại làm tăng mạnh tiềm năng bề mặt của các cổ phiếu của tập đoàn Charter. Một điểm hấp dẫn khác trong tình huống này là tất cả các cổ đông đều có những khoản tiền đóng góp rất quan trọng trong công ty nhờ sở hữu cổ phiếu và điều hành, và như bạn biết đấy, tôi rất thích cách làm như vậy.
Vấn đề là Charter phải vận hành trong hoàn cảnh môi trường công nghiệp rất khó khăn. Kể từ năm 1988, khi Charter bị chuyển thành một tập đoàn tư nhân bằng việc vay vốn bên ngoài được ban quản lý chỉ đạo, những bệnh viện tâm thần đã sa thải các công ty bảo hiểm và các nhà cung cấp thiết bị chăm sóc để tiết kiệm chi phí. Trong bốn năm theo đuổi vụ đệ đơn phá sản, thời gian nằm viện trung bình của một bệnh nhân trong các bệnh viện thuộc tập đoàn Charter giảm từ gần 30 ngày xuống còn dưới 20 ngày (Thời gian nằm viện kéo dài đến khi nào các công ty bảo hiểm còn trả phí cho bệnh nhân).
Điều này hiển nhiên gây nên một vấn đề căng thẳng và phức tạp đối với vòng quay tiền mặt của bệnh viện. Khoản nợ của Charter đã tăng lên hơn một tỷ đô la do kết quả của việc vay vốn bên ngoài và chương trình chi tiêu vào các dự án chính. Không tìm ra lối thoát, Charter lâm vào tình cảnh khó khăn khi cân đối giữa những quy định lãi suất và những khoản vay đáng kể của họ. Tháng 6 năm 1992, viễn cảnh của tập đoàn ngày càng mờ mịt khi Charter đệ đơn lên tòa án tuyên bố phá sản. Điều khác biệt “duy nhất” mà kế hoạch phá sản tạo ra là khoản nợ 1,6 triệu đô la trước khi phá sản của Charter được cắt giảm xuống còn 900 triệu đô la.
Chủ nợ cũ của công ty trở thành cổ đông mới, chiếm phần lớn cổ phiếu của Charter. Còn cổ phiếu được giữ bởi những nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu cũ giảm giá trị xuống mức lãi suất hình thức sau tái cơ cấu. heo đánh giá của tôi về những chuỗi bệnh viện khác (những bệnh viện chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tâm thần), cổ phiếu của Charter có thể được bán với giá gần 15 đô la chứ không phải chỉ đáng 7 đô la như khi tôi mua hồi tháng 12 năm 1992. Có thể nghịch lý này xuất phát từ việc Charter đi sâu vào lĩnh vực tâm thần hơn những tập đoàn mà tôi dùng để so sánh.
Một nhân tố khác tác động đến sự phá sản là mức độ vay vốn của Charter. Sự thực là đã có một vài vết nhơ được gắn với công việc kinh doanh của tập đoàn. Tóm lại, đây chính là một cổ phiếu mồ côi có thể bị bán với giá rẻ, những người bán đầy lo lắng và nó chỉ nhận được chút ít hoặc thậm chí không quan tâm từ phía thị trường Phố Wall. Theo tôi, không một lý do nào trong những lý do nêu trên có thể tạo ra nghịch lý về giá cả lớn như vậy.
Theo những kế hoạch trong bản báo cáo đăng ký và thành tích về lợi nhuận của tập đoàn vào cuối tháng 9 năm 1992, việc kinh doanh của Charter tỏ ra khá ổn định. Kế hoạch của Charter là kiểm soát chi phí, đẩy mạnh marketing đến những bệnh nhân mới, và tăng các dịch vụ tâm thần cho bệnh nhân ngoại trú. Sự chuyển biến này được hy vọng là sẽ kìm hãm được sự suy giảm về doanh thu do xu hướng thời gian điều trị nội trú của bệnh nhân ngày càng giảm. Chương trình đã tỏ ra khá hiệu quả.
Hơn nữa, Charter trình bày rằng tập đoàn này đang tìm cách bán nhóm hệ thống bệnh viện cổ truyền của mình đi. Nếu điều đó xảy ra, số nhà đầu tư quan tâm đến vốn vay sẽ giảm đi trông thấy. Cuối cùng, với những phép tính nhanh, chúng ta thấy rằng Charter sẽ kiếm được từ 2,5 đô la đến 3 đô la một chu kỳ tiền mặt tự do trên một cổ phiếu (chúng ta sẽ nói về chu kỳ tiền mặt tự do ở phần sau). Mặc dù vậy, Charter vẫn bị nợ nần chồng chất và việc kinh doanh đó được đánh giá là không chắc chắn trong ngành công nghiệp đang thay đổi, giá cổ phiếu 7 đô la xem ra rẻ cả về thực chất và cả về địa vị của nó.
Vài năm sau, công việc kinh doanh của Charter thuận lợi hơn. Chi phí được kiểm soát, số bệnh nhân tăng, trong đó có cả bệnh nhân ngoại trú, và các bệnh viện được bán với giá tốt. Không chỉ có thế, Phố Wall đã phát hiện ra Charter. Nhờ thế, giá cổ phiếu của hãng đã tăng gấp ba lần và tôi có thể ung dung bán cổ phiếu để thu về một số tiền lời lớn. Tôi đã có một chút may mắn khi đầu tư vào cổ phiếu của tập đoàn này. Nếu tôi bán cổ phiếu của Charter ngay khi có thể thu hồi vốn, tôi đã không thể thu được lợi nhuận vào ba năm sau. Có lẽ đây là bài học cần được học từ những tình huống hiểm nghèo này.