Khái niệm về phương pháp trung bình hóa chi phí đầu tư
Phương pháp trung bình hóa chi phí đầu tư không phải là điều bí ẩn, nhưng vẫn có nhiều câu hỏi về nó nhưng thực tế nó không phải là chiếc phao cứu hộ cho các nhà đầu tư. Là một công cụ được các nhà quản lý quỹ và các nhà môi giới chứng khoán ưa dùng. Nó là chiến lược tháng nào cũng mua chứng khoán hoặc chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư với số tiền như nhau, bất kể giá của chứng khoán và chứng chỉ quỹ đó như thế nào.
Ví dụ, bạn mua 100 đô la cổ phiếu của Microsoft mỗi tháng, không quan tâm đến giá mỗi cổ phiếu là bao nhiêu. Vậy nếu giá xuống, số tiền của bạn sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn. Nếu giá lên, bạn sẽ mua được ít cổ phiếu hơn. Mục tiêu của phương pháp trung bình hóa chi phí đầu tư là nhằm tối thiểu hóa rủi ro thông qua việc làm giảm chi phí bình quân cho mỗi loại cổ phiếu.
Phương pháp này có hai nhược điểm:
(1) trong giai đoạn thị trường bình ổn hoặc suy giảm, chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư rất giống với chiến lược mua và nắm giữ cổ phiếu; và (2) để chiến lược này có hiệu quả, bạn phải mua một khoản tiền nhất định mỗi tháng, bất kể ra sao. Vì thế, trong giai đoạn 1929 – 1930, khi 100 nghìn đô la giá trị cổ phiếu giảm còn 10 nghìn đô la, bạn vẫn phải sẵn sàng mua vào. Trong giai đoạn 2000 – 2002, khi chỉ số Nasdaq giảm 85% giá trị, bạn vẫn phải sẵn sàng mua vào trong lúc giá rớt xuống thảm hại.
Thứ nhất, giả sử rằng bạn có một công việc và có khoản tiền nhàn rỗi đầu tư vào chứng khoán trong thời kỳ thị trường suy giảm hoặc suy thoái, và thứ hai, giả sử rằng bạn vẫn sẵn sàng ném tiền vào đầu tư sau khi bị thua lỗ theo cách đó. Thay vì tin tưởng vào chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư, những nhà đầu tư theo quy tắc biết được giá trị thực của những công ty làm ăn tốt và mua cổ phiếu của những công ty này khi chúng bị định giá thấp. Nói cách khác, như tôi sắp chỉ ra đây, chúng ta mua một cổ phiếu trị giá 1 đô la với giá chỉ 50 xu và tiếp tục làm như vậy.
Chúng ta sẽ không mua một cổ phiếu trị giá 1 đô la với giá 10 đô la để rồi hy vọng rằng sự hoang phí đó sẽ được bù đắp lại bằng cơ hội được mua cùng loai cổ phiếu đó với mức giá rẻ vào một thời điểm nào đó.
Với việc sử dụng phương pháp này, từ năm 1905 đến 1942, tỷ suất lợi nhuận của bạn khi đầu tư vào một quỹ đầu tư chỉ số Dow Jones là 1% so với con số0% nếu đầu tư theo cách mua và nắm giữ. Từ 1965 đến 1983, tỷ suất lợi nhuận sẽ là 2% thay vì 0%. Từ năm 2000 đến 2005, tỷ suất lợi nhuận sẽ là 3% thay vì 0%. Nói cách khác, đối với phần lớn thời gian của 100 năm đầu tư chứng khoán vừa qua thì việc mua trái phiếu chính phủ rồi bỏ đó còn tốt hơn là đầu tư theo chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư thông qua một quỹ đầu tư dựa trên chỉ số Dow Jones.
Sự thật là ngành dịch vụ tài chính quan tâm đến tiền của bạn chỉ vì nó kiếm được các khoản hoa hồng và lệ phí dù nó có giúp bạn kiếm lợi nhuận hay không. Ngành tài chính luôn khiến bạn tin vào ba quy tắc đầu tư hoang đường và tán dương những ưu điểm của phương pháp trung bình hóa chi phí đầu tư để trao tiền cho những nhà quản lý quỹ. họ không muốn bạn tin rằng bạn sẽ thua lỗ nếu tự mình đầu tư. Họ hy vọng, do sợ thua lỗ bạn sẽ buộc phải tiếp tục trao tiền cho họ, bất chấp thực tế là hiệu quả đầu tư của họ còn kém hơn bạn.